Cách viết hồ sơ thi JLPT không có gì phức tạp hay khó khăn, tuy nhiên với những thí sinh lần đầu tiên đăng ký trong khi viết có lẽ không tránh khỏi lúng túng hoặc chủ quan dẫn đến những sai sót không đáng có.
Để không phải tốn thời gian và tốn kém hơn khi phải mua lại những bộ hồ sơ khác, các bạn hãy đọc và viết theo những hướng dẫn và chú ý sau cùng GoJapan nhé!
Hồ sơ thi JLPT gồm những gì?
Một bộ hồ sơ JLPT đầy đủ gồm:
- Hồ sơ, Form đăng ký thi JLPT mua tại các địa điểm đăng ký thi JLPT (Thí sinh khai báo đầy đủ thông tin cần thiết: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT ở bên dưới ↓↓↓)
- 02 ảnh 3×4 (Ảnh nền trắng, chụp trong vòng 6 tháng trở lại)
- 02 phong bì dán tem (trên phong bì ghi rõ thông tin cá nhân để Ban tổ chữ thi gửi giấy báo dự thi và thẻ dự thi)
- Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân: photo thành 2 bản
Hồ sơ đăng ký thi JLPT
+ Giá công khai: 30.000đ/bộ.
+ Thí sinh có thể mua nhiều bộ hồ sơ đăng ký thi JLPT, đăng ký nhiều cấp độ JLPT.
+ Thí sinh ghi chính xác các thông tin được yêu cầu ở các mục. Việc ghi sai có thể ảnh hưởng đến việc xét duyệt vào địa điểm thi, phiếu trả kết quả và chứng chỉ JLPT được cấp sau đỗ
Lệ phí thi JLPT:
- N5 & N4: 500.000đ/ 1 lần đăng ký
- N3, N2, N1: 550.000đ/ 1 lần đăng ký
Lưu ý:
+ Mẫu hồ sơ thi JLPT cho mỗi đợt là khác nhau, không thể dùng lại hồ sơ từ các đợt thi trước.
+ Lệ phí thi được đóng khi nộp hồ sơ tại các điểm tiếp nhận hồ sơ JLPT.
Lưu ý khi viết hồ sơ thi JLPT
+ Viết hồ sơ bút bi hoặc bút mực màu xanh. Có thể sử dụng bút chì để viết nháp sau khi check đúng và đủ thông tin phải viết lại bằng bút bi mực xanh
+ Bạn nên xem kỹ các hướng dẫn ở từng mục và ghi lần lượt tránh sai sót không đáng có.
+ Tuyệt đối không tẩy xóa. Viết sai gạch chéo và viết lại sang ô bên cạnh của hồ sơ đăng ký thi JLPT
+ Trường hợp bị tẩy xóa không rõ chữ, hết chỗ để điền lại thông tin. Bạn phải mua lại hồ sơ khác và thực hiện lại từ đầu.
+ Khi viết cần ấn mạnh tay để thông tin in xuống các tờ bên dưới (hồ sơ gồm 5 tờ liền nhau, thí sinh chỉ cần điền thông tin vào tờ trên cùng, thông tin sẽ tự in xuống các tờ sau).
+ Khi viết các bạn lưu ý cách viết số theo mẫu của Nhật (trên tờ hướng dẫn điền đã ghi rõ, đặc biệt chú ý số 1, 2, 7 rất hay ghi nhầm).
+ Khi viết tên thí sinh chú ý các chữ cái phải rõ ràng, đúng mẫu, viết chữ Romanji in hoa, cách một ô giữa họ, đệm và tên.
+ Trên hồ sơ đăng ký thi JLPT có đánh số thứ tự các mục cần điền, thí sinh điền theo các mục đã hướng dẫn để tránh thiếu xót.
+ Ở mục 8 của hồ sơ phần địa chỉ, thí sinh có thể ghi nguyên quán theo chứng minh thư hoặc địa chỉ thường trú đều được.
+ Để xem được kết quả online khi có điểm, thí sinh bắt buộc phải điền vào mục 6 ở hồ sơ.
Mục này gồm 8 số tự đặt, lưu ý không dùng chữ cái. nếu không đặt mặt khẩu hoặc quên mật khẩu này các bạn sẽ không thể đăng nhập để xem kết quả sớm online được mà phải đợi đến khi phát bằng đến tận địa điểm thi.
+ Lưu ý khi dán ảnh hãy dùng keo dán để tránh tình trạng dán keo khô hoặc băng dính 2 mặt để lâu ảnh sẽ bong ra.
+ Chi phí mua hồ sơ và lệ phí thi sẽ không được hoàn lại dưới bất kỳ hình thức nào.
Cách viết hồ sơ thi JLPT
+ Trên mẫu hồ sơ thi JLPT có tổng cộng 32 mục cần điền đã được đánh số thứ tự.
+ Việc của chúng ta là điền các thông tin phù hợp và đúng cách vào những chỗ trống đó, không điền vào các vị trí không đánh số.
Mục ① Cấp độ thi: ở mục này các bạn chỉ cần điền thêm số 5, 4, 3, 2, 1 sau chữ N tùy vào cấp độ bạn muốn đăng ký dự thi
Mục ② Địa điểm dự thi: Việt Nam có 4 điểm thi là Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Huế; các bạn điền vào mục này thành phố nơi mình dự thi viết liền không dấu(ví dụ: Hanoi, Hue, Danang, Ho Chi Minh)
Mục ③ Họ và tên: điền rõ họ tên đầy đủ bằng chữ Romanji in hoa, không dấu
Lưu ý: mỗi ô trống chỉ ghi một chữ cái; giữa họ, tên đệm, tên cách một ô trống
Mục ④ Giới tính: ở mục này đơn giản chỉ cần tích 「✓」 vào 「男 」(nam) hoặc 「女」 (nữ) tương ứng là được
Mục ⑤ Ngày, tháng, năm sinh: phải viết theo thứ tự năm – tháng – ngày, mỗi ô viết một số
Lưu ý: nếu ngày sinh, tháng sinh chỉ có một số thì viết thêm số 0 đằng trước
Mục ⑥ Mật khẩu: bắt buộc phải là 8 con số (không được dùng chữ hay ký tự khác).
Mật khẩu này được dùng để tra kết quả online sau khi thi khoảng 2 tháng; nên chụp lại ảnh của hồ sơ đăng ký thi JLPT hoặc lưu lại mật khẩu khi đăng ký tránh trường hợp bị quên hoặc nhầm lẫn
Mục ⑦ Ngôn ngữ sử dụng chính: ở đây chúng ta cần điền mã số ngôn ngữ của mình, mã số của tiếng Việt là 「142」 nhé!
Mục ⑧ Địa chỉ: viết địa chỉ một cách rõ ràng (viết bằng chữ in thường không dấu). Trong phần ghi địa chỉ có chia thành các dòng:
Dòng 1: viết số nhà, tên đường, tên phường, quận (huyện)
Dòng 2: viết tên tỉnh (thành phố)
Dòng 3: viết tên nước (Postal code (mã bưu điện) để trống vì Việt Nam không có mã bưu điện)
Dòng 4: viết số điện thoại và số fax (nếu có)
Dòng 5: viết địa chỉ e-mail
Mục ⑨ Nơi đã hoặc đang học tiếng Nhật: các bạn điền đúng theo nơi mình theo học (thông tin không bắt buộc, có thể bỏ trống)
Mục ⑩ Địa điểm học tiếng Nhật: chọn số phù hợp với bản thân (từ 1-6) tương ứng với nội dùng dưới đây:
(1) Học tiếng Nhật tại trường cấp 1
(2) Học tiếng Nhật tại trường cấp 2, cấp 3
(3) Học chuyên ngành tiếng Nhật tại trường Đại học, Cao đẳng
(4) Học tiếng Nhật tại trường Đại học, Cao đẳng nhưng không chuyên
(5) Học tiếng Nhật tại các trung tâm đào tạo khác
(6) Trường hợp khác
Mục ⑪ Lý do tham dự kỳ thi: điền số phù hợp từ 1-8 tương ứng với các lý do dưới đây:
1) Cần thiết để vào đại học, cao học tại Việt Nam
(2) Cần thiết để vào đại học ở Nhật Bản
(3) Cần thiết cho việc thi tuyển hoặc để chứng minh năng lực của bạn với để đáp ứng các cơ sở giáo dục khác tại Việt Nam
(4) Cần thiết để chứng minh năng lực tiếng Nhật hoặc để vào học tại các cơ sở giáo dục ngoài đại học và cao học tại Nhật Bản
(5) Cần thiết trong công việc hoặc để được thăng tiến, tăng lương tại Việt Nam
(6) Cần thiết trong công việc hoặc để được thăng tiến, tăng lương tại Nhật Bản
(7) Để biết năng lực tiếng Nhật hiện tại của bản thân
(8) Lý do khác
Mục ⑫ Nghề nghiệp: điền số từ 1-6 tương ứng với những nghề nghiệp được liệt kê dưới đây:
(1) Học sinh cấp 1
(2) Học sinh cấp 2, cấp 3
(3) Sinh viên cao đẳng, đại học, cao học
(4) Học viên của các trung tâm đào tạo tiếng Nhật khác
(5) Người đang đi làm
(6) Các trường hợp khác
Mục ⑬ Các loại ngành: đây là phần dành riêng cho các bạn chọn số 5 -Người đang đi làm ở mục 12, điền số từ 1-7 tương ứng với công việc của bạn; các bạn khác hãy bỏ trống, không cần điền.
(1) Dùng tiếng Nhật để giảng dạy tiếng Nhật
(2) Dùng tiếng Nhật làm việc trong cơ quan nhà nước
(3) Dùng tiếng Nhật trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực như truyền thông, sản xuất hay xậy dựng, …
(4) Dùng tiếng Nhật để làm việc trong ngành dịch vụ (du lịch, khách sạn, …)
(6) Dùng tiếng Nhật làm trong các ngành khác ngoài 1-4
(7) Không sử dụng tiếng Nhật trong công việc
Mục ⑭ Phương tiên tiếp xúc với tiếng Nhật: hãy điền các số từ 1–9 tương ứng với cách bạn tiếp xúc với tiếng Nhật, mục này có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời:
(1) Chương trình thời sự, phim tài liệu trên TV
(2) Kịch, phim truyền hình
(3) Hoạt hình (anime)
(4) Sách báo
(5) Sách (trừ sách giáo khoa, giáo trình)
(6) Truyện tranh (manga)
(7) Internet
(8) Phương tiên khác
(9) Chỉ tiếp xúc với tiếng Nhật trong giờ học
Mục ⑮ → ⑳ Đối tượng giao tiếp tiếng Nhật: 6 mục này yêu cầu bạn trả lời những tương tác của mình với các đối tượng giao tiếp tiếng Nhật khác nhau, có thể khoanh nhiều mục tùy vào tình hình thực tế của thân
Nói | Nghe | Đọc | Viết | Không phải các trường hợp trên | ||
Người bạn thường giao tiếp bằng tiếng Nhật | ⑮ Với giáo viên | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
⑯ Với bạn bè | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
⑰ Với gia đình | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
⑱ Với cấp trên | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
⑲ Với đồng nghiệp | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
⑳ Với khách hàng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Mục ㉑ → ㉚ Ở mục 21-25 cần điền số lần tham gia kỳ thi JLPT từng cấp độ, không tính lần thi này của bạn thân (nếu số lần tham gia lớn hơn 9 lần thì điền số 9). Tương ứng, ở mục 26-30, hãy khoanh tròn vào kết quả Đỗ hoặc Trượt theo cấp độ trong lần thi cuối cùng của bạn. Để trống các mục này nếu bạn chưa từng tham gia kỳ thi.
Mục ㉛ Dán ảnh 3×4 chụp trong vòng 6 tháng vào 2 thẻ dự thi phía sau. Ảnh chụp cần rõ nét, rõ mặt, không đéo mũ, kính râm, … Ghi họ tên và ngày tháng năm sinh cảu mình vào phía sau ảnh trước khi dán.
Mục ㉜ Ký tên, ghi ngày nộp hồ sơ
Mục ㉜ Viết tên, địa chỉ tiếng Nhật có dấu nơi bạn muốn nhận giấy báo dự thi và kết quả 1 cách chính xác, rõ ràng.
Để dễ hơn và rút ngắn thời gian học tiếng Nhật hơn, mời các bạn vào học thử miễn phí cùng GoJapan!
Mẫu hồ sơ JLPT
Các bạn có thể tham khảo các cách viết đúng theo như các mẫu hồ sơ JLPT đã được điền dưới đây:
GoJapan – Đường tới nước Nhật – Học Tiếng Nhật online – Tư vấn xuất khẩu lao động
Nếu bạn có hứng thú với tiếng Nhật GoJapan cung cấp khóa học thử N4, N5 miễn phí dưới đây, nhấn vào để học thử nhé!
Việc quyết định mua hồ sơ và chuẩn bị để nộp hồ sơ thi LLPT là bước đầu tiên trong quá trình rinh được chứng chỉ JLPT mình muốn về tay.
Hãy cố gắng chứng tỏ bản thân bằng cách thi thật tốt kỳ thi JLPT sắp tới nha.
Và đừng quên GoJapan có khóa học thử và luyện thi JLPT các cấp độ ngay bên trên.
Cách viết hồ sơ thi JLPT không có gì khó đúng không nào, mong là các bạn đã điền cho mình một hồ sơ thật đúng, đẹp và không mắc những sai xót không đáng có.
Chúc các bạn thành công trong các kỳ thi sắp tới!