Kính ngữ tiếng Nhật (敬語) là gì? Trường hợp như thế nào thì sử dụng Kính ngữ? Cùng GoJapan tìm hiểu về kính ngữ tiếng Nhật và “Tuyệt chiêu” ôn luyện kính ngữ “chuẩn” Nhật nhé.
Nếu bạn đang có ý định học tiếng Nhật online cho những ước mơ, hoặc trải nghiệm một nước Nhật với vô vàn cơ hội trong tương lai, hãy tìm hiểu các khoá học tiếng Nhật với cam kết hiệu quả thực tế, đảm bảo lộ trình học tiến bộ rõ ràng tại đây nhé:
Kính Ngữ Là Gì ? Có Mấy Cấp Độ Lịch Sự Khác Nhau Trong Tiếng Nhật ?
Kính Ngữ Là Gì ?
Kính ngữ là một trong những hình thức giao tiếp phổ biến trong tiếng Nhật, nhằm thể hiện sự kính trọng hoặc tôn trọng cho vị trí hay cấp bậc khi được dùng trong việc đề cập đến một vấn đề nào đó.
Cũng giống như tiếng Việt, cách nói chuyện trong tiếng Nhật sẽ khác nhau tùy vào đối tượng giao tiếp. Khi nói chuyện với người lớn tuổi hoặc bề trên sẽ có kính ngữ. Người Nhật rất xem trọng việc giao tiếp và ăn nói đúng mực, vì thế việc sử dụng kính ngữ khi cần thiết được xem là điều không thể thiếu khi bạn học tiếng Nhật.
Kính ngữ trong tiếng Nhật (敬語) được chia thành 3 loại chính:
- Tôn kính ngữ (尊敬語)
- Khiêm nhường ngữ (謙譲語)
- Cách nói lịch sự (丁寧語)
Kính ngữ được sử dụng rất thường xuyên trong giao tiếp của người Nhật. Đó là khi nói chuyện với người bề trên, với đối tác, khách hàng, Sempai cùng công ty…
Tuy vậy sử dụng kính ngữ như thế nào để chính xác trong từng trường hợp là điều không hề đơn giản. Đặc biệt, người nước ngoài cực kì hay nhầm giữa Kính ngữ – Khiêm nhường ngữ và sử dụng lẫn lộn khiến gây ra nhiều “hậu quả” dở khóc dở cười.
Ngoài ra khi dùng kính ngữ trong tiếng Nhật, bắt buộc phải lưu ý đến khái niệm(内の人 – Uchi no hito – Chỉ những người cùng nhóm với mình: Gia đình, đồng nghiệp…)và(外の人 – Soto no hito – Chỉ những người ngoài nhóm).
3 Cấp Độ Lịch Sự Khác Nhau Trong Tiếng Nhật
Cấp độ 1: Giữa 2 người thân thiết với nhau, chúng ta có thể dùng thể ngắn và áp dụng theo các mối quan hệ như sau
- Người bề trên nói với người bề dưới (vd giám đốc – nhân viên, thầy cô – học viên….)
- Sử dụng với các thành viên trong gia đình
- Các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, đồng trang lứa…
Cấp độ 2: Trường hợp cần lịch sự vừa phải
- Sử dụng với người đã có chút quen biết, tuy nhiên mối quan hệ vẫn ở mức bình thường chưa thân thiết
- Người bề dưới nói chuyện với người bề trên (trong trường hợp đã thân thiết)
Cấp độ 3: Lịch sự, trang trọng nhất
- Dùng khi bạn đi phỏng vấn để xin việc.
- Khi bạn muốn bày tỏ thái độ tôn kính của mình với người khác
- Khi bạn là nhân viên đang nói chuyện với khách hàng hoặc đối tác kinh doanh
- Và trong các trường hợp khác cần sự trang trọng
Tôn Kính Ngữ – 尊敬語
Trong tôn kính ngữ, chủ ngữ (chủ thể hành động) là người khác (không phải bản thân người nói). Sử dụng tôn kính ngữ trong trường hợp này để bày tỏ sự kính trọng đối với người đó. (nâng người đó lên cao hơn bản thân mình)
Cách chia động từ về tôn kính ngữ dạng đặc biệt
Một số động từ trong tiếng Nhật có dạng tôn kính ngữ đặc biệt. Hãy tham khảo bảng dưới đây để biết rõ hơn:
Động từ (V-ます) |
Tôn kính ngữ (尊敬語) |
---|---|
います 行きます 来ます |
いらっしゃいます おいでになります |
言います |
おっしゃいます |
くれます |
くださいます |
します |
なさいます |
知っています |
ご存(ぞん)じです |
死(し)にます |
お亡(な)くなりになります |
食べます 飲みます |
召(め)し上(あ)がります |
見ます |
ご覧(らん)になります |
Cách chia động từ về tôn kính ngữ “có quy tắc”
Quy tắc 1: [Chủ ngữ] + は/が + お + động từ thể ます(bỏ ます) + に なります。
* Lưu ý: Mẫu câu 1 này không dùng với động từ nhóm 3 và những động từ nhóm 2 chỉ có 1 âm tiết phía trước đuôi 「る」 như 「いる」、「出る(でる)」、「着る(きる)」
① 社長(しゃちょう)は 会議(かいぎ) の予定(よてい) を お決めに なりました。
→ Giám đốc đã quyết định lịch họp rồi.
② 先生は もう おかえり に なりました。
→ Thầy giáo đã về rồi.
③ 部長(ぶちょう)は たばこを お吸(す)いに なりません。
→ Trưởng phòng không hút thuốc.
Quy tắc 2: [Chủ ngữ] + は/が + ~れます/~られます
* Ngoài những động từ có dạng kính ngữ đặc biệt nêu ở mục 1, mẫu câu 2 có thể áp dụng với tất cả các động từ còn lại.
* Trong mẫu câu này, động từ được chia giống như thể bị động.
- Nhóm 1: ききます→ きかれます はなします→ はなされます よみます→ よまれます
- Nhóm 2: でます→ でられます おきます→ おきられます きます→ きられます
- Nhóm 3: します → されます きます → こられます
Ví dụ:
① 佐藤さんは 8時ごろ こられます。
→ Anh Satou sẽ đến vào tầm 8 giờ.
② 山田先生は さっき でかけられました。
→ Thầy Yamada vừa ra ngoài.
③ 社長は アメリカへ 出張 (しゅっちょう)されました。
→ Giám đốc đã đi công tác ở Mỹ rồi.
Quy tắc 3: Mẫu câu yêu cầu, đề nghị lịch sự:
* Với những động từ có dạng kính ngữ đặc biệt thì khi chuyển mẫu câu yêu cầu, đề nghị lịch sự, ta chia thể て + ください cho các động từ kính ngữ đó.
Ví dụ:
-
召し上がってください。Xin mời anh/chị dùng (đồ ăn).
-
おっしゃってください。Xin mời anh/chị nói.
* Những động từ còn lại:
- Động từ nhóm 1 & 2: お + động từ thể ます (bỏ ます) + ください。
- Động từ nhóm 3 dạng “kanji+ します”: ご + kanji + ください
Ví dụ:
① いつでも ご連絡 ください。Hãy liên lạc với tôi bất cứ lúc nào. (連絡する: れんらくする: liên lạc, liên hệ)
② お名前を ご確認 ください。Xin vui lòng kiểm tra lại tên. (確認する: かくにんする: kiểm tra, xác nhận)
③ このエレベーターを ご利用 ください。Xin hãy dùng thang máy này. (利用する: りよう: dùng, sử dụng)
④ このボールペンを お使い ください。Xin mời dùng cái bút này.
⑤ ここに お名前を お書き ください。Xin vui lòng viết tên vào đây.
* Đặc biệt:
- 来てください → おこしください/ おこしになってください/ いらしゃってください
- 見てください → ご覧ください(ごらんください)
- 言ってください → おしゃってください/ 申(もう)し付(つ)けてください
Khiêm Nhường Ngữ – 謙譲語
Trong khiêm nhường ngữ, chủ ngữ (chủ thể hành động) là bản thân người nói. Sử dụng khiêm nhường ngữ trong trường hợp này để bày tỏ sự kính trọng đối với người đối diện.
Những động từ có dạng khiêm nhường ngữ đặc biệt:
- (私 + は/が) + động từ kiêm nhường ngữ
Bảng tóm tắt những động từ khiêm nhường ngữ đặc biệt
Ví dụ:
- 来週のスケジュールを お送りします。Tôi xin gửi lịch trình của tuần tớ
- この機械(きかい)の使い方を ご説明いたします。Tôi xin giải thích về cách sử dụng của cái máy này
- 山田さんの 結婚式 (けっこんしき)の写真(しゃしん) を 拝見(はいけん)しました。Tôi đã xem ảnh cưới của Yamada.
Những động từ không có dạng khiêm nhường ngữ đặc biệt(ngoài mục 1 ở trên):
- Động từ nhóm 1 & 2: お + động từ thể ます (bỏ ます) + します(いたします)
- Động từ nhóm 3 dạng “kanji+ します”: ご + kanji + します/ いたします
Câu ví dụ:
① 今月(こんげつ) のスケジュールを お送りします。
→ Tôi sẽ gửi lịch trình tháng này.
② 重(おも) そうですね。お持(も) ちしましょうか。
→ Trông có vẻ nặng nhỉ. Để tôi xách hộ được không?
③ 明日、またご連絡します。
→ Ngày mai tôi sẽ liên lạc lại.
Mẫu câu “Cho phép tôi … 「~させていただきます」”
Cấu trúc: (お/ご)+ Động từ thể sai khiến (使役形) て + いただきます。Cho phép tôi …
Ví dụ:
① 新しいメンバーを紹介(しょうかい)させていただきます。
→ Cho phép tôi được giới thiệu thành viên mới.
② 工場内(こうじょうない) をご案内 (あんない) させていただきます。
→ Cho phép tôi được hướng dẫn quý vị tham quan trong nhà máy.
Lịch Sự Ngữ – 丁寧語
Lịch sự ngữ là gì? Lịch sự ngữ được biết đến với 丁寧語(ていねいご) là nói đến những từ, cụm từ thay thế cho các từ sử dụng hàng ngày để làm cho sắc thái ý nghĩa trở nên trang trọng hơn.
Cách chia Lịch sự ngữ đối với động từ
普段 Thể từ điển |
丁寧語 (Teineigo) Lịch sự |
---|---|
する suru |
します shimasu |
くれる kureru |
くれます kuremasu |
思う omou |
思います omoimasu |
いる iru |
います imasu |
言う iu |
言います iimasu |
聞く kiku |
聞きます kikimasu |
見る miru |
見ます mimasu |
行く iku |
行きます ikimasu |
来る kuru |
来ます kimasu |
会う au |
会います aimasu |
帰る kaeru |
帰ります kaerimasu |
待つ matsu |
待ちます machimasu |
知る shiru |
知っています shitte imasu |
読む yomu |
読みます yomimasu |
書く kaku |
書きます kakimasu |
送る okuru |
送ります okurimasu |
食べる taberu |
食べます tabemasu |
Cách chia Lịch sự ngữ đối với danh từ
Thêm 「お」hoặc「ご」trước danh từ:
「お」thường thêm trước danh từ là chữ Nhật, còn 「ご」thường thêm trước danh từ là chữ Hán.
Ví dụ:
- お茶(おちゃ)、お手洗い(おてあらい)、お米(おこめ)、お酒(おさけ)、お肉(おにく)
- ご紹介(ごしょうかい)、ご説明(ごせつめい)、ご意見(ごいけん)
* Ngoại lệ:
お電話(おでんわ)、お食事(おしょくじ)、お化粧(おけしょう)、お勉強(おべんきょう)、お仕事(おしごと)、お部屋(おへや)、お時間(おじかん)、ご飯(ごはん)
Cách chia Lịch sự ngữ đối với tính từ
Thêm「お」hoặc「ご」trước tính từ:
Tương tự như danh từ, 「お」thường thêm trước tính từ là chữ Nhật, còn 「ご」thường thêm trước tính từ là chữ Hán, nên 「ご」không đứng trước tính từ -i.
Ví dụ:
- お忙しい(おいそがしい)、お恥ずかしい(おはずかしい)、おひま、お早い(おはやい)
- ご多忙(ごたぼう)、ご心配(ごしんぱい)、ご不満(ごふまん)、ご満足(ごまんぞく)
* Ngoại lệ: お元気(おげんき)、お粗末(おそまつ)
Các Từ trang trọng hay sử dụng trong Lịch sự ngữ:
普段 Thông thường | 改まった言葉遣い Trang trọng |
---|---|
僕・わたし Watashi / Tôi | わたくし Watakushi |
今 Ima / Bây giờ | ただ今 Tadaima |
今度 Kondo / Lần này | この度 Kono tabi |
このあいだ Konoaida / Mấy hôm trước | 先日 Senjitsu |
きのう Kinou / Hôm qua | さくじつ(昨日) Sakujitsu |
きょう Kyou / Hôm nay | 本日 Honjitsu |
あした Ashita / Ngày mai | みょうにち Myounichi |
さっき Sakki / Lúc trước, lúc nãy | さきほど Sakihodo |
あとで Atode / Sau đây | のちほど Nochihodo |
こっち Kocchi / Phía này, phía chúng tôi | こちら Kochira |
そっち Socchi Phía các vị, phía kia | そちら Sochira |
あっち Acchi / Phía đó | あちら Achira |
どっち Docchi / Phía nào, bên nào | どちら Dochira |
だれ Dare / Ai | どなた Donata |
どこ Doko / Ở đâu | どちら Dochira |
どう Dou /Như thế nào | いかが Ikaga |
本当に Hontou ni / Thật sự là | 誠に Makoto ni |
すごく Sugoku / Rất | たいへん Taihen |
ちょっと Chotto / Một chút, chút xíu | 少々 Shoushou |
いくら Ikura / Bao nhiêu | いかほど Ikahodo |
Lưu ý khi sử dụng kính ngữ:
Trong tiếng Nhật có sự phân biệt giữa khái niệm “người nhà” (うち) và “người ngoài” (そと). Người Nhật có xu hướng sử dụng kính ngữ đối với người được coi là “người ngoài” (luôn hạ mình, khiêm nhường khi nói về mình, về “người nhà”). Ngoài các thành viên trong gia đình được coi là “người nhà”, thì đồng nghiệp, những người làm cùng công ty, hay tổ chức mà mình thuộc về cũng được coi là “người nhà”. Ví dụ, khi nói chuyện với người ngoài công ty về giám đốc của mình (社長:しゃちょう), tuy là giám đốc, là cấp trên nhưng vì nói với người ngoài công ty nên vẫn sử dụng khiêm nhường ngữ (謙譲語)
Ví dụ: Anh A là người ngoài công ty, nói chuyện với anh B là cấp dưới của 渡辺社長 (わたなべしゃちょう)
A: 渡辺社長はいらっしゃいますか。(Giám đốc Watanabe có ở đó không ạ?)
B: 渡辺はただいま外出(がいしゅつ)しております。(Hiện giờ anh Watanabe đang ra ngoài ạ)
(Trong công ty Nhật, người ta thường không dùng 「~さん」mà chỉ gọi mỗi tên khi nhắc đến đồng nghiệp với người ngoài công ty )
Tổng kết các dạng kính ngữ trong tiếng Nhật
Ý nghĩa | Dạng thường | Kính trọng (sonkeigo) | Khiêm nhường (kenjōgo) | Lịch sự (teineigo) |
---|---|---|---|---|
nhìn, xem | 見る; miru | ご覧になる go-ran ni naru |
拝見する haiken suru |
見ます mimasu |
gặp | 会う au | (vd.お会いになる o-ai ni naru) | お目にかかる o-me ni kakaru |
会います aimasu |
là, ở | ある aru |
ござる gozaru |
||
いる iru |
いらっしゃる irassharu おいでになる o-ide ni naru |
おる oru |
おる oru |
|
Đến / Đi | 来る kuru (come) 行く iku (go) |
伺う ukagau 参る mairu |
参る mairu | |
biết | 知る shiru | ご存じ go-zonji | 存じあげる zonji ageru | 存じている zonji te iru |
ăn / uống | 食べる taberu (eat) 飲む nomu (drink) |
召しあがる meshi-agaru | 頂く itadaku | 頂く itadaku |
nhận | もらう morau | 頂く itadaku2 頂戴する chōdai-suru2 |
もらいます moraimasu |
|
đưa, cho (người nhận được tôn trọng) |
やる yaru (được coi là bất lịch sự trừ phương ngữ Kansai) あげる ageru |
差しあげる sashiageru | あげます agemasu |
|
đưa, cho (người đưa được tôn trọng) |
くれる kureru |
くださる kudasaru |
くれます kuremasu |
|
làm | する suru |
なさる nasaru |
致す itasu |
します shimasu |
nói | 言う iu |
おっしゃる ossharu |
申し上げる mōshi-ageru 申す mōsu |
言います iimasu |
mặc | 着る kiru |
お召しになる omeshi ni naru |
着ます kimasu |
|
ngủ | 寝る neru |
お休みになる o-yasumi ni naru |
休みます yasumimasu |
|
chết | 死ぬ shinu |
お亡くなりになる o-nakunari ni naru |
亡くなる nakunaru |
9 Mẫu câu “bắt chuyện” siêu lịch sự trong Tiếng Nhật
- 申し訳ございませんが Moushiwake gozaimasen ga … Chúng tôi rất xin lỗi …. (yêu cầu)
- お手数おかけしますが Otesuu okakeshimasu ga … Làm phiền quý vị …. (yêu cầu)
- 恐れ入りますが Osoreirimasu ga … Tôi xin lỗi nhưng (yêu cầu)
- お差し支えなかったら Osashitsukae nakattara … Nếu không có gì bất tiện
- 少々お伺いしますが Shoushou oukagai shimasuga … Tôi muốn hỏi một chút xíu
- ご存知かと思いますが Gozonji ka to omoimasu ga … Chắc anh/chị đã biết rằng ….
- よろしかったら Yoroshikattara … Nếu được
- おかげさまで Okagesamade …. Rất may là …
- お忙しいところ申し訳ございませんが Oisogashii tokoro moushiwake gozaimasen ga … Tôi xin lỗi đã làm phiền anh/chị lúc đang bận