Nhật Bản là một quốc đảo có nhiều nền văn hóa độc đáo, trong đó bạn đã nghe nói về Otaku hay Văn hóa Otaku chưa? Đây là nền văn hóa đại chúng, một trong những nền văn hóa hiện đại của Nhật Bản đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Số lượng Otaku sống ở nước ngoài nhưng tiếp xúc với văn hóa đại chúng Nhật Bản cũng đang tăng lên nhanh chóng. Sau đây, GoJapan xin giới thiệu cho bạn mọi thông tin mà bạn cần biết về nền văn hóa này nhé!
GoJapan cung cấp khóa học thử tiếng Nhật N5, N4 Miễn phí lộ trình học rõ ràng, với những bài giảng kèm tính huống thú vị trong mỗi bài học được GoJapan độc quyền sản xuất, giúp cho học viên ghi nhớ những mẫu ngữ pháp có phần “khô cứng” một cách dễ dàng hơn! Bấm vào đây để học thử MIỄN PHÍ!
Otaku là gì?
Otaku ( おたく/ オタク) là một từ lóng trong tiếng Nhật dùng ám chỉ một ai đó quá yêu thích, say mê anime, manga, Vocaloid, cosplay, những thứ 2D. Chữ này theo thế giới lại được hiểu chung là những người thích đọc truyện tranh và xem phim hoạt hình, phần lớn mang nghĩa tiêu cực. Theo các nghiên cứu được công bố vào năm 2013, cụm từ này đã trở nên ít tiêu cực hơn và ngày càng có nhiều người bây giờ tự coi mình là Otaku, kể cả ở Nhật Bản hay bất cứ nơi nào trên thế giới. Trong một cuộc khảo sát vào năm 2013 với sự tham gia của hơn 137,734 thanh thiếu niên, có 42,2% tự nhận mình là một dạng của otaku. Thuật ngữ Otaku ra đời ở Nhật Bản cách đây khoảng nửa thế kỷ, và từ đó chúng mang một loại ý nghĩa tiêu cực như thế này: Otaku là một kẻ ngổ ngáo nhưng mọt sách và cục mịch. Họ vô cùng quen thuộc hoặc phát cuồng với thứ gì đó liên quan đến máy tính, trò chơi điện tử, các thiết bị điện khác, đường ray, v.v. Họ cũng được xác định với trang phục đặc trưng của họ: đeo kính, giày bệt, áo sơ mi kẻ caro, ba lô và cầm theo goods thần tượng trên tay. Tuy nhiên, ấn tượng về Otaku ngày càng thay đổi vì văn hóa Otaku ngày càng phổ biến hơn nhờ sự lan truyền của manga, anime, thần tượng Nhật Bản (đặc biệt là các nhóm nhạc nữ) và trò chơi điện tử đến mọi người. Trên thế giới, số lượng Otaku đang tăng lên khi những nội dung đó được chuyển đến từ Nhật Bản bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngay cả chính phủ Nhật Bản cũng đã tập trung vào việc quảng bá văn hóa đại chúng với tư cách là chính sách “Cool Japan” từ năm 2010.Các kiểu Otaku phổ biến
Bây giờ hãy cùng GoJapan xem có những kiểu Otaku phổ biến nào tồn tại ở Nhật Bản nhé!Manga Otaku
Anime Otaku
Idol Otaku
Game Otaku
Train Otaku
Figure Otaku
Zanson gachiotaku
Kakure Otaku
Itaota Otaku
Riaju Otaku
Bạn có phải một “real” Otaku không?
Đọc đến đây rồi, có thể bạn đang muốn biết liệu bản thân có thể bị gán là “Otaku” hay không phải không?
Mọi người có thể đặt ra các tiêu chuẩn khác nhau cho “Otaku thực thụ”, nhưng bạn có thể tự gọi mình như thế nếu bạn muốn. Định nghĩa của từ này chỉ phụ thuộc vào người định nghĩa nó. Bạn có thể đã xem 1000 anime khác nhau nhưng bạn không thích tự cho mình là “Otaku”, hoặc bạn có thể xem anime hoặc đọc manga mỗi tuần một lần nhưng bạn tin rằng mình là một Otaku thực thụ.
Otaku có phải từ xấu không?
Đây có lẽ là thắc mắc chung của rất nhiều người. Song nó có xấu hay không cũng mang tính phụ thuộc các yếu tố. Nó phụ thuộc vào bạn đang ở đâu. Như đã đề cập trước đây, ở Nhật Bản, nó thường được coi là một từ xúc phạm. Nhưng ở phương Tây, từ này được dùng để chỉ những người tiêu dùng đam mê anime và manga. Nó cũng thay đổi tùy theo những người khác nhau. Ngay cả ở Nhật Bản, lối sống của Otaku cũng dần thu hút được giới trẻ và thanh thiếu niên Nhật Bản. Lý do có thể là bởi văn hóa học thuật và công việc căng thẳng ở Nhật Bản đương đại.Otaku và Wibu (Weeaboo) có giống nhau?
Nhiều người nhầm lẫn 2 khái niệm này với nhau nhưng thật ra đây là hai từ mang sắc thái rất khác đó nhé. Wibu mang ý nghĩa tiêu cực hơn nhiều bởi nó thường dùng để xúc phạm những người phát cuồng với văn hóa Nhật Bản đến độ gây phiền cho người khác. Wibu cũng chỉ những người tự gọi mình là Otaku nhưng không thực sự là Otaku mà chỉ là những người quá ảo tưởng về thế giới trong các bộ manga, anime hay lightnovel và lúc nào cũng thể hiện tiếng Nhật hay sống theo văn hóa Nhật Bản ở các nước theo văn hóa khác, ảo tưởng và không chấp nhận cuộc sống hiện tại, luôn mong muốn mình được qua Nhật và trở thành một phần của nước Nhật. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Wibu (Weeaboo) ở đây nhé[Tìm hiểu] Wibu (Weeaboo) là gì chính xác và đầy đủ nhất
Otaku và Hikikomori
Hikikomori đề cập đến những người rút lui khỏi xã hội để tìm kiếm sự cô lập xã hội cực đoan. Họ thích ở một mình hơn là tổ chức các sự kiện như hội nghị anime. Khác với những Hikikomori có xu hướng né tránh mọi kết nối xã hội, cộng đồng Otaku có tính xã hội và mạng lưới cao.Tại sao số lượng Otaku lại nhiều như thế?
Bạn có thể tìm thấy câu trả lời trong sự phổ biến của anime Nhật Bản. Theo Hiệp hội phim hoạt hình Nhật Bản, 60 thành viên công ty sản xuất anime của họ hiện đang cung cấp sản phẩm tại 112 quốc gia cho khoảng 87,2% dân số thế giới. Mọi người yêu thích phim hoạt hình Nhật Bản chủ yếu vì nó đã phá vỡ quy ước rằng hoạt hình chỉ dành cho trẻ em. Vì nhắm đến đối tượng là những người trưởng thành nên anime luôn có cốt truyện căng thẳng, nhân vật phức tạp và các vấn đề đời thực. Ngoài ra, anime được minh họa, vì vậy nó có lợi thế là linh hoạt trong việc tạo biểu cảm khuôn mặt và hình ảnh ngốc nghếch. Văn hóa Otaku lần đầu tiên bắt đầu ở Nhật Bản sau Thế chiến Ⅱ. Đó là thời điểm mà người Nhật cố gắng tìm kiếm hy vọng và an ủi, đối mặt với thực tế nghèo đói và tuyệt vọng. Anime và manga được coi là những cách để thoát khỏi thực tế tàn khốc. Mặc dù Nhật Bản đã đạt được những bước phát triển đáng kể kể từ đó, nhưng ngày nay mọi người vẫn đang sử dụng anime và manga để thoát khỏi thực tế và tìm kiếm sự thoải mái. Xã hội Nhật Bản được coi là một trong những xã hội đầy căng thẳng nhất trên thế giới. Do nền văn hóa gò bó và cuộc sống làm việc căng thẳng, tự tử đã trở thành một vấn đề xã hội lớn ở Nhật Bản. Trong khi thực tế khiến bạn khóc, anime và manga có thể cung cấp cho bạn một nơi để nghỉ ngơi. Là một thành viên của cộng đồng này, bạn không chỉ được an ủi bởi anime và manga mà còn có thể tìm thấy niềm an ủi trong các nhóm người hâm mộ. Khi giao tiếp với những người bạn có chung sở thích với bạn, ngọn lửa hy vọng có thể bùng cháy trở lại. Vậy tại sao nét văn hóa này lại có thể phổ biến trên toàn thế giới? Như Susan Napier (2007) đã gợi ý trong cuốn sách Từ trường phái ấn tượng đến anime, các otaku châu Âu và Mỹ và những người theo trường phái ấn tượng thế kỷ 19 được thống nhất bởi gần như cùng một chủ đề: niềm vui thẩm mỹ, niềm đam mê giữa các nền văn hóa và Nhật Bản. Một mặt, nền văn hóa độc đáo được thể hiện trong anime và manga của Nhật Bản, như Thiền tông, Ninja và Bushido rất thu hút người Mỹ gốc Âu. Mặt khác, văn hóa Nhật Bản hiện đại đã học hỏi rất nhiều từ thế giới phương Tây, điều này khiến văn hóa Otaku của Nhật Bản được người phương Tây dễ dàng chấp nhận hơn rất nhiều. Ví dụ, Osamu Tezuka, cha đẻ của manga và anime đương đại, tự nhận mình là một fan cuồng của hoạt hình Disney.Tại sao Otaku bị đánh giá tiêu cực
Sau khi đã hiểu Otaku là gì, có lẽ nhiều người sẽ tự hỏi, liệu mình có muốn sống như họ đang sống hay không, cách sống đó liệu có tiêu cực? Có nhiều quan điểm được nêu ra nhưng phần lớn nhiều người cho rằng đây là lối sống có phần tiêu cực. Trong một khoảng thời gian khá dài, khi nhắc đến Otaku người ta liền nghĩ ngay từ có nghĩa tiêu cực, đây được xem là những con người sống tách biệt với xã hội và không được chào đón. Otaku dành hầu hết tất cả thời gian của mình để chìm đắm trong thế giới của truyện, game, phim hoạt hình và không quan tâm đến mọi thứ xung quanh nên các mối quan hệ ngoài xã hội cứ thế xa dần. Không có sợi dây liên kết với xã hội, không thể chia sẻ nhiều với mọi người, người ngoài cũng không có cơ hội hiểu về họ nên trong suy nghĩ, người ta coi họ là những người chỉ lo ăn chơi với những thói quen bệnh hoạn, thú vui vô bổ Chính vì những suy nghĩ có phần tiêu cực này nên tại Nhật Bản, trong một khoảng thời gian dài trước đây, Otaku được xem là một sự xấu hổ hay sỉ nhục khi được nhắc đến. Nhiều người vì không chịu được áp lực nên phải che giấu thân phận của mình để thuận tiện cho công việc và tránh gặp phải chỉ trích nặng nề từ mọi người. Tuy nhiên, thực tế nhiều Otaku vẫn có khả năng cân đối giữa đời sống và việc thỏa mãn đam mê với phim, ảnh, truyện hay các nhân vật của mình. Sau một thời gian dài, nhiều người cũng đã có những cái nhìn thoáng hơn về cộng đồng này. Ở tại Mỹ thì từ này lại mang nghĩa tích cực và có phần thoải mái hơn. Vì nó được dùng để chỉ những người hâm mộ anime, game, manga… nói chung thôi, không hề có hàm ý xấu hay chỉ trích gì cả. Có thể nói nhờ điều này mà cộng đồng này đã dần được thay đổi trở thành một từ mang nghĩa tích cực. Vậy còn ở Việt Nam thì sao? Cũng có không ít người tự nhận mình là Otaku hoặc sử dụng từ này một cách thường xuyên mặc dù chưa hiểu hết ý nghĩa của nó. Song nhìn chung, nó vẫn được mọi người nhìn nhận khá thoải mái chứ không gay gắt như Nhật Bản. Tóm lại, Otaku có bị đánh giá là tiêu cực hay không đều phụ thuộc vào văn hóa sinh sống và cách thể hiện của cộng đồng đó như thế nào. Hiểu thêm về tiểu văn hóa đã trở thành văn hóa đại chúng này, bạn có thể biết thêm về một nét văn hóa Nhật Bản cũng như yêu thêm văn hóa của xứ sở hoa anh đào.Nhớ nhé, Otaku sẽ không xấu nếu bạn biết cân bằng giữa đam mê và cuộc sống!
GoJapan – Đường tới nước Nhật – Học Tiếng Nhật online – Tư vấn xuất khẩu lao động
Nếu bạn có hứng thú với tiếng Nhật GoJapan cung cấp khóa học thử N4, N5 miễn phí dưới đây, nhấn vào để học thử nhé!
Bài viết hữu ích:
☆☆☆☆☆ 4.7/5