Bạn chuẩn bị đi Nhật? Bạn đang thắc mắc về những nét văn hóa đặc trưng của người Nhật? Vậy hôm nay hãy cùng GoJapan tìm hiểu về văn hóa người Nhật với một khóa cạnh hoàn toàn khác, để xem văn hóa Nhật Bản và văn hóa Việt Nam có điểm gì tương đồng và khác biệt nha!
Trước khi tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản, chúng ta hãy cùng điểm qua 10 lưu ý trong văn hóa Nhật Bản sau đây:
[list icon=”icon: check” icon_color=”#333333″ indent=”0″]- Trước khi vào nhà, phải cởi giày quay mũi ra ngoài và sau khi vào nhà thì phải đi bằng dép nhẹ trong nhà.
- Khi nhờ vả hay làm phiền ai đó, phải lập tức nói cảm ơn hoặc xin lỗi.
- Không nên đưa tiền bo cho nhân viên phục vụ khi ở Nhật.
- Dùng chén đũa đúng của mình vì vậy người Nhật sẽ có đũa riêng hoặc trong nhà hàng thường sử dụng đũa tre sử dụng 1 lần.
- Không gắp thức ăn cho người khác vì người ta có thể không thích ăn đồ ăn mà bạn gắp và đũa của bạn đang ăn mà gắp đồ ăn cho người khác là mất vệ sinh.
- Không nói chuyện điện thoại trong bữa ăn hay khi nói chuyện với người khác; bạn có thể xin phép ra ngoài nghe điện thoại.
- Không hỏi tuổi người đang nói chuyện với mình.
- Không dùng ngón tay để chỉ vào người khác.
- Ngoài người yêu, vợ chồng thì không bao giờ động chạm vào người đang nói chuyện với mình kể cả lúc thân mật hay giận dữ.
- Khi đi vệ sinh trong nhà vệ sinh kiểu Nhật thì phải quay vào.
Văn hóa Nhật Bản – Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
Nền văn hóa Nhật Bản từ xưa đến nay luôn mang những nét độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc và ít bị pha trộn giữa các nền văn hóa. Nhật Bản trước những năm 1945 không bị ảnh hưởng bởi Chiến tranh thế giới thứ nhất. Điều đó khiến cho văn hóa của người Nhật ít bị pha trộn, ảnh hưởng của các nền văn hóa trên thế giới. Và từ đó đến nay, dù hội nhập quốc tế nhưng Nhật Bản vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của đất nước mình, đúng nghĩa “Hòa nhập nhưng không hòa tan”.
Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp
Khi tìm hiểu về văn hóa của người Nhật, điều đầu tiên bạn cần chú ý đó là giao tiếp hàng ngày. Trong văn hóa Nhật Bản, họ rất coi trọng quy tắc, lễ nghi, ứng xử xã hội tùy thuộc vào địa vị xã hội của đối phương.
Chắc hẳn bạn sẽ luôn thấy rằng, khi chào hỏi người Nhật luôn cúi chào. Tùy thuộc vào hoàn cảnh và địa vị xã hội mà họ sẽ có các cách cúi chào khác nhau.
Người Nhật sử dụng 3 kiểu cúi chào chính: Kiểu saikeirei, kiểu keirei, và kiểu eshaku.
Kiểu Saikeirei: là hình thức cao nhất trong giao tiếp trong văn hóa của người Nhật, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc nhất. Người Nhật thường dùng kiểu chào này thể hiền lòng biết ơn, sự kính trọng tới các đấng tối cao, thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, quốc kỳ… hoặc đối với bậc sinh thành: ông bà, cha mẹ. Kiểu chào này cũng thay cho lời xin lỗi, thể hiện thành ý của người Nhật.
Với kiểu chào này, họ sẽ cúi người khoảng 45 đến 60 độ và giữ trong khoảng 3 giây hoặc có thể lâu hơn. Thường người Nhật sẽ nói lời chào trước khi cúi người hoặc có thể thực hiện song song vừa nói lời chào, vừa cúi người.
Kiểu chào Keirei: Đây là kiểu cúi chào phổ biến nhất trong văn hóa của người Nhật. Keirei dùng trong chào hỏi với cấp trên, những người lớn tuổi hơn, đối tác, khách hàng làm ăn…
Thực hiện kiểu chào này, người Nhật sẽ cúi người tầm 30 đến 35 độ trong khoảng 2-3 giây. Trong trường hợp đang ngồi trên sàn đất, bạn muốn thực hiện động tác chào này thì hai tay úp xuống mặt đất, và cách nhau từ 10-20 cm, khoảng cách từ đầu tới sàn từ 10 đến 15 cm.
Kiểu chào Eshaku: Đây là kiểu chào khẽ cúi người, dùng để chào hỏi những người cùng tuổi, cùng tầng lớp và địa vị xã hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng.
Kiểu này, người chào sẽ cúi người khoảng 15 độ trong vòng 1 đến 2 giây, hai tay có thể để bên hông. Eshaku là kiểu chào đơn giản nhất và được sử dụng nhiều nhất trong ngày của người Nhật, vì họ chỉ chào đúng theo lễ nghi đúng lần đầu gặp nhau trong ngày, từ những lần sau họ sẽ chỉ khẽ chào.
Vậy trong giao tiếp, văn hóa Nhật Bản và văn hóa Việt Nam có gì khác biệt khiến chúng ta cần lưu ý?
Văn hóa Nhật Bản | Văn hóa Việt Nam |
Chú trọng đến lễ nghi, quy tắc trong cúi chào. Với từng đối tượng, tầng lớp xã hội khác nhau sẽ có các cách cúi chào khác nhau. | Trong văn hóa Việt Nam, khi chào hỏi mọi người thường sử dụng ngôn ngữ là chủ yếu: Chào anh, chào chị…
Thường sử dụng những câu hỏi để thể hiện lời chào: Bác dạo này có khỏe không?, Anh chị đã ăn cơm chưa? Bà đang làm gì thế?… Để thể hiện lời chào, người Việt thường sử dụng một số cử chỉ: – Bắt tay: thể hiện sự lịch sự đối với đối tác, đồng nghiệp, khách hàng… – Vỗ vai: Thể hiện sự thân mật với người giao tiếp. – Xoa đầu: Hành động của người lớn tuổi đối với người nhỏ tuổi. |
Người Nhật thường xuyên dùng câu “Cảm ơn”, “Xin lỗi” trong khi giao tiếp với người khác. | Người Việt chỉ “cảm ơn” khi nhận được ân huệ, sự giúp đỡ và chỉ “xin lỗi” khi đã gây ra sự rắc rối, phiền toái cho người khác. Và có thể lời “xin lỗi còn bị trốn tránh khi họ không thật sự muốn nhận lỗi lầm của mình.
Lời cảm ơn và xin lỗi đối với người Việt có gì đó vẫn còn hơi ngại ngùng, và thiếu tự nhiên để nói thường xuyên. |
Thần đạo – Tôn giáo đặc trưng trong văn hóa của Người Nhật
Thần đạo là tôn giáo đặc trưng trong văn hóa của người Nhật, gắn liền với chiều dài lịch sử của văn hóa Nhật Bản và ăn sâu vào tiềm thức, lòng tin của con người Nhật Bản.
Thần đạo có rất nhiều các Thần Thánh, có đến 8 triệu thần. Tuy một số các vị thần được nhân cách hóa, đa phần các thần liên quan đến thiên nhiên như linh hồn của đất, trời, mặt trăng, cây cỏ, hoa lá. Ngay cả đá, núi, hay động vật như cáo, gấu và người quá cố đã trở thành linh hồn cũng được xem là thần.
Thần Đạo hướng con người theo lối sống, lối suy nghĩ rằng ngay cả những vật bình thường nhất cũng có các linh hồn trú ngụ bên trong, tư đó khuyến khích việc tôn trọng mọi vật trong tự nhiên.
Thế có sự tương đồng và khác biệt gì giữa tín ngưỡng trong văn hóa Nhật Bản và văn hóa Việt Nam?
Văn hóa Nhật Bản | Văn hóa Việt Nam |
Thần đạo là tôn giáo, tín ngưỡng đặc trưng trong văn hóa của người Nhật. Thần đạo có rất nhiều các Thần Thánh, các vị thần được nhân cách hóa từ những sự vật thiên nhiên như: đất, trời, mặt trăng, cỏ cây, cáo, gấu… | Trong văn hóa Việt Nam, tín ngưỡng tâm linh của người Việt thể hiện tính đa thần. Điều này có những nét tương đồng với văn hóa Nhật Bản
. – Tín ngưỡng phồn thực: + Thờ sinh thực khí (sinh= đẻ, thực= nảy nở, khí= công cụ) + Thờ việc sinh đẻ: Hình nam nữ đang giao phối được khắc trên trống đồng, chày- cối được biểu tượng cho sự sinh đẻ. → Thờ sinh thực khí, và thờ việc sinh đẻ rất phổ biến tại những nước có nền văn hóa nông nghiệp. – Sùng bái tự nhiên: thờ động vật, cây cối – Thờ người: hồn vía, tổ tiên, tổ nghề, Thành Hoàng, giổ tổ Hùng Vương, Tứ bất tử,… |
Thiền Định là gì? Nét văn hóa chủ đạo của người Nhật
Thiền Định xuất hiện trong văn hóa Nhật Bản từ thế kỷ XII và từ đó dần trở thành nét văn hóa chủ đạo của người Nhật. Thiền Định ảnh hưởng đến văn hóa Nhật Bản theo hai hướng Mỹ Thuật và Chiến Thuật.
Thiền là nền tảng của trà đạo, hoa đạo, những tác phẩm nghệ thuật, những công trình kiến trúc. Sự “mâu thuẫn” của Thiền Định là vừa tạo ra sự tĩnh tâm vừa tạo ra hoạt động mãnh liệt trong việc chiến đấu và các công việc thường nhật.
Văn hóa trà đạo Nhật Bản
Nhắc đến trà đạo, chắc hẳn các bạn sẽ nghĩ ngay đến đất nước và con người Nhật Bản. Trà đạo được coi là biểu tượng tâm hồn của người Nhật và là nét nổi bật trong văn hóa của Nhật Bản từ xưa đến nay.
Với chúng ta, đó chỉ là một chén trà xanh bình thường nhưng đối với người Nhật cốc trà này rất đặc biệt vì nó mở ra trong tâm hồn họ một chân trời rộng lớn. Họ tin rằng, thông qua cách thưởng trà đạo có thể tìm thấy giá trị tinh thần cần có của bản thân mỗi con người.
Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ: “Hòa”, “Kính”, “Thanh”, “Tịch”. Trong đó, “Hòa” là hòa bình; “Kính” là tôn trọng người trên, yêu thương bạn bè, con cháu; “Thanh” là thanh tịnh, thanh khiết; “Tịch” tức là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo là an nhàn. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về văn hóa trà đạo Nhật Bản tại đây.
Thế bạn có thắc mắc giữa cách thưởng trà của người Nhật và người Việt có gì khác nhau hay không?
Văn hóa Nhật Bản | Văn hóa Việt Nam |
Trà đạo là nét đặc trưng trong cách thưởng trà của người Nhật. Khi thưởng trà họ thường yên lặng, tĩnh tâm để cảm nhận giá trị tinh thần cần có của bản thân mỗi con người. | Phong cách uống trà của người Việt rất đa dạng, không theo chuẩn mực nào.
Người Việt Nam uống trà chú trọng thưởng thức mùi hương của trà. Tách trà trên tay giúp con người cảm thấy lịch lãm và thư thái hơn. Ấm trà như người bạn gắn kết những câu chuyện của mọi người, cùng nhau thưởng thức ấm trà thơm, thư thái ngồi trò chuyện. |
Kimono – Quốc phục trong văn hóa của người Nhật
Kimono trong tiếng Nhật có nghĩa là “đồ để mặc” hay còn được gọi là Wafuku là “y phục Nhật” là loại y phục truyền thống trong văn hóa của người Nhật Bản. Kimono không đơn giản chỉ là trang phục truyền thống mà còn là tác phẩm nghệ thuật.
Người Nhật sử dụng Kimono trong vài trăm năm. Ngày nay, chỉ sử dụng vào các dịp lễ tết. Ở Nhật, phụ nữ mặc Kimono phổ biến hơn nam giới và trang phục của nữ cũng màu sắc và hoa văn nổi bật hơn. Trong khi đó, kimono dành cho nam màu sắc thường tối hơn và hoa văn đơn giản hơn.
Điểm đặc biệt của Kimono dành cho phụ nữ chính là bạn không cần phải lo liệu mình có mặc vừa hay không vì Kimono chỉ có một cỡ duy nhất, người mặc chỉ cần bó y phục lại cho phù hợp với bản thân của mình.
Kimono có 2 loại: tay rộng và tay ngắn. Phụ nữ đã lấy chồng thường không chuộng loại tay rộng bởi nó có thể gây ra nhiều trở ngại, vướng víu trong công việc. Trước khi mặc Kimono phải mặc “juban” trước, Juban là một áo Kimono lót để bảo vệ Kimono khỏi bị bẩn, sau đó cuốn bên phải vào trước, bên trái vào sau, sau đó thắt lại bằng thắt lưng Obi làm bằng lụa, rất đắt tiền. Trong trường hợp quấn bên trái trước thì có nghĩa là bạn sắp đi dự tang lễ. Việc mặc Kimono rất mất thời gian, và gần như không thể tự mặc được. Người mặc Kimono phải đi guốc gỗ, và đeo tất Tabi màu trắng.
Bạn có cảm nhận thế nào giữa quốc phụ của Nhật Bản và quốc phục của Việt Nam?
Văn hóa Nhật Bản | Văn hóa Việt Nam |
Trong văn hóa Nhật Bản, Kimono được sử dụng vào các dịp lễ tết. | Áo dài được sử dụng vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc các dịp đòi hỏi sự lịch sự, sang trọng; bên cạnh đó áo dài còn là đồng phục của nữ sinh tại các trường trung học phổ thông. |
Kimono của Nhật Bản chỉ có 1 kích cỡ duy nhất. | Áo dài Việt Nam được may đo với kích thước vừa với vóc dáng người mặc, làm tôn nên nét đẹp của người mặc. |
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản có gì đặc biệt?
Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng bởi sự cầu kỳ trong cách chế biến lẫn cách bày trí mỗi món ăn. Hầu hết các món ăn trong văn hóa của người Nhật đều tuân theo quy tắc “tam ngũ”, đó là:
– Ngũ vị: ngọt – chua – cay – đắng – mặn
– Ngũ sắc: trắng – vàng – đỏ – xanh – đen
– Ngũ pháp: sống – ninh nướng – chiên – hấp
Trong nấu nướng, các món ăn Nhật hầu như không sử dụng gia vị, họ chủ yếu tận dụng hương vị tự nhiên sẵn có trong các thành phần món ăn như cá, rong biển, rau, gạo và đậu nành.
Các món ăn trong ẩm thực của người Nhật thường ít calo nhưng đủ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng chuẩn ẩm thực Nhật Bản được gọi là “ichi ju san sai” nghĩa là “1 súp, 3 món, ăn kèm với cơm”.
Thứ tự một bữa ăn phụ vụ khách Nhật thường theo trình tự:
– Món khai vị với sashimi gồm: mực, tôm, sò, cá ngừ, cá hồi sống được thái lát mỏng và xếp trên khay gỗ.
– Món súp miso.
– Món chiên hoặc nướng.
– Hải sản là Sushi ăn kèm với rau dưa.
– Một bát cơm gohan.
Văn hóa của người Nhật trên bàn ăn đề cao phép tắc và quy chuẩn trong cả các bữa ăn, cụ thể:
– Trước bữa ăn họ dùng thành ngữ “ Itadakimasu” có nghĩa là “xin mời”, cũng có hàm ý là xin phép.
– Sau khi ăn, họ dùng thành ngữ “Gochio sama deshita” có nghĩa là “cảm ơn vì món ăn ngon”.
– Khi rót rượu sake thì phải rót cho người khác trước đến khi dốc sách chai thì mới rót đến mình. Ngoài ra, người Nhật cũng dùng bia, rượi shochu trong bữa ăn.
– Người Nhật thường ưa chuộng các bát đĩa nhiều hoa văn và màu sắc với chất liệu chủ yếu là đồ gốm cổ và sơn mài. Ngoài ra, việc lựa chọn bát đĩa dùng trong bữa ăn cũng có sự khác nhau theo các mùa trong năm.
Một số món ăn truyền thống nổi tiếng trong văn hóa của người Nhật như: sashimi (từ cá), lẩu shabu-shabu (từ thịt bò mềm), sukiyaki (từ thịt bò), mì udon, mì ramen, mì soba, tempura (từ tôm cá), takoyaki, cơm nắm onigiri, rượu sake…
Vậy bạn có thắc mắc sự khác nhau trong văn hóa ẩm thực của Nhật Bản và Việt Nam như thế nào không?
Văn hóa Nhật Bản | Văn hóa Việt Nam |
Quy tắc trên bàn ăn của người Nhật rất được chú trọng. | Hòa đồng đa dạng: Văn hóa ẩm thực Việt Nam tiếp thu tinh hoa của nhiều nền ẩm thực vùng miền khắp cả nước.
– Ít mỡ: Các món ăn Việt Nam chủ yếu từ rau, củ, quả nên ít mỡ, không dùng nhiều thịt như phương Tây và không dùng nhiều dầu mỡ như người Hoa. |
Món ăn chú trọng hương vị tự nhiên, không chế biến quá nhiều. | Tổng hòa nhiều chất, nhiều vị: trong món ăn của Việt Nam là sự kết hợp của nhiều loại thực phẩm: rau, củ, quả, thịt, cá… và có rất nhiều vị như: chua, cay, mặn, ngọt… |
Món ăn trong văn hóa của người Nhật hầu như không sử dụng gia vị. | Đậm đà hương vị: trong các món ăn của Việt Nam được sử dụng nhiều loại gia vị trong chế biến, đặc biệt là sử dụng nước mắm để nêm nếm nên rất dậy mùi. |
Trên bàn ăn, mọi người sẽ có bát nước chấm riêng cho mình đã được chuẩn bị sẵn. | Tính cộng đồng: trong mâm cơm của người Việt luôn có bát nước mắm chung, có thể dùng chung hoặc sau đó múc riêng ra từng bát nhỏ. |
Lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Nhật Bản
Lễ hội góp phần không nhỏ tạo nên đặc trưng văn hóa Nhật Bản, thể hiện nếp sống, nét đẹp, tinh thần của người Nhật. Ngày nay, tuy xã hội ngày càng phát triển nhưng người Nhật vẫn giữ được những lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của người Nhật.
Một số lễ hội truyền thống nổi tiếng của người Nhật như:
Lễ hội Kishiwada Danjiri: diễn ra vào giữa tháng 9 hàng năm, được tổ chức tại Kishiwada, thành phố Osaka. Đây là lễ hội hết sức mạo hiểm ở Nhật. Người tham dự lễ hội này sẽ phải uống rượu thật say mềm và ngồi vào những chiếc kiệu có trọng tải lớn được làm bằng gỗ. Kiệu xe chạy xuống phố, và cuộc đua thực sự bắt đầu.
Lễ hội Awa Odori – Tokushima: Awa Odori là lễ hội múa truyền thống của tỉnh Tokushima nói riêng và của Nhật Bản nói chung. Lễ hội được diễn ra từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 8 hàng năm, với những vũ điệu uyển chuyển, dịu dàng của phái nữ và điệu nhảy sôi động hừng hực lửa của phái nam.
Lễ hội Kanda – Tokyo: Lễ hội Kanda được tổ chức vào hai ngày Thứ bảy và Chủ nhật thứ hai của tháng 5 hàng năm tại đền Myojin, để vinh danh chiến công vang dội của các Shogun (một vị thần trong Thần đạo) và ca ngợi những người vợ của họ. Đây cũng là cơ hội để họ được tự hào về chính mình. Trước đây, lễ hội thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 9, vì đây là ngày vị tướng Ieyasu Tokugawa 3 đã giành chiến thắng quyết định trong trận chiến Sekigahara.
Lễ hội Aomori Nebuta – Aomori: Lễ hội Aomori Nebuta diễn ra hằng năm cứ đến ngày 2 đến ngày 7 tháng Tám ở Aomori và thu hút với lượng lớn người tham gia. Một đoàn diễn hành dài gồm khoảng 20 chiếc kiệu lớn mô phỏng hình thần linh, nghệ sỹ kịch nổi tiếng kabuki và các chiến binh được sắp xếp trước đó sẽ đi ngang qua các đường phố trung tâm của Aomori. Lễ hội này vinh dự được bình chọn là tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng vào năm 1980.
Lễ hội Gion – Kyoto: Lễ hội Gion được diễn ra từ ngày 1 cho đến ngày 31 tháng bảy mỗi năm, nó được long trọng diễn ra tại đền Yasaka ở Kyoto. Lễ hội này đã có lịch sử hơn 1000 năm và được mệnh danh là một trong những lễ hội phổ biến nhất đất nước Nhật Bản. Nét đặc sắc độc đáo thu hút của lễ hội Gion chính là lễ diễu hành hoành tráng long trọng Yamaboko. Có hai loại kiệu đó là Yama và Hoko, trong đó kiệu Hoko là loại kiệu hai tầng, cao tầm 25 mét, nặng chừng 12 tấn và có bánh xe rất lớn. Để di chuyển chiếc kiệu khổng lồ này cần phải có sự phối hợp đồng đều của đội ngũ người kéo kiệu làm việc. Hoạt động này phản ánh tính khéo tay đã được gìn giữ bấy lâu nay của người Nhật.
Trên đây là một số nét văn hóa Nhật Bản nổi bật mà GoJapan muốn cung cấp đến cho bạn đọc, những bạn chuẩn bị đi Nhật để giúp các bạn có thể phần nào hiểu thêm về văn hóa và con người xứ sở hoa anh đào. Hãy để GoJapan tiếp tục đồng hành với bạn trên con đường đến Nhật Bản với những thông tin hấp dẫn tiếp theo nha!