3 nét độc đáo của văn hoá trà đạo Nhật Bản

Xem nhanh

Văn hoá trà đạo Nhật Bản có lẽ không còn là một khái niệm mới. Tuy nhiên ít ai có thể hiểu hết được về nó. GoJapan sẽ cùng bạn tìm hiểu đôi nét về văn hoá độc đáo này của Nhật Bản nhé. Nếu muốn biết thêm các loại văn hoá khác của Nhật Bản mời các bạn xem thêm bài viết về văn hoá Nhật Bản.

văn hóa trà đạo nhật bản

GIỚI THIỆU VỀ VĂN HÓA TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN

Trà đạo là gì?

 

Trà đạo hay còn được gọi là Chanoyu, Sado hay Ocha theo tiếng Nhật. Trà đạo là một loại nghệ thuật bao gồm cả việc chuẩn bị và thường thức trà (được gọi là Matcha) cùng với các loại đồ ngọt trong văn hoá của Nhật Bản.

Mặc dù trà đã được du nhập vào Nhật Bản khoảng thế kỉ thứ 8, nhưng bột trà xanh chỉ được biết đến vào cuối thế kỉ 12 và đến thế kỷ 14 văn hoá trà đạo mới dần hình thành ở Nhật Bản. Văn hoá trà đạo được nói đến không chỉ là việc uống trà mà bao gồm cả quá trình từ việc chuẩn bị dụng cụ pha trà bằng cả trái tim.

Hãy cùng GoJapan xem một đoạn video ngắn về để hiểu rõ hơn về văn hoá trà đạo Nhật Bản nhé!

Lịch sử văn hoá trà đạo

Đối với người Nhật, văn hoá trà đạo đã tồn tại hơn 400 năm. Tuy nhiên cây trà không phải được trồng đầu tiên ở Nhật Bản, hạt giống đầu tiên được mang đến từ Trung Quốc vào thời nhà Đường (618  -907), khi mà quan hệ ngoại giao giữa hai nước đạt đến thời kì đỉnh cao.

Vào khoảng thế kỉ thứ 8, lần đầu tiên người ta đề cập đến nghi lễ uống trà một cách chính thức. Tuy nhiên vào những ngày đó văn hoá trà đạo Nhật Bản mọi thứ chưa giống với những gì chúng ta thấy ngày này.

Cũng vào thời gian này, một nhà sư người Trung Quốc đã viết một cuốn sách về phương pháp pha trà tên là “Cha Ching” hướng dẫn cách chọn đúng nhiệt độ nước và cách sử dụng bình trà. Người ta nói rằng văn hoá trà đạo Nhật Bản ngày nay chịu ảnh hưởng rất nhiều của cuốn sách này.

Tranh vẽ văn hoá trà đạo Nhật Bản
Tranh vẽ văn hoá trà đạo

Thời kỳ Nara tại Nhật Bản (710-794) cây trà được trồng chủ yếu bởi các nhà tu hành hoặc quý tộc và được sử dụng vào việc làm thuốc. Thời kì này tại Trung Quốc người ta đã biết đến việc sử dụng trà làm thức uống. Tuy nhiên, do quan hệ của hai nước ngày một đi xuống vì vậy việc uống trà chưa được biết đến ở Nhật Bản.

Vào năm 1187 nhà sư Nhật Bản Myoan Eisai, đã trở về từ Trung Quốc và đã là người đầu tiên gợi ý việc xay lá trà trước khi pha trà bằng nước nóng. Tống Huy Tông – một vị hoàng đế Trung Quốc đã gợi ý việc dùng cây đánh trứng bằng tre để pha trà. Hai phương pháp này đã tạo dựng nền móng cho văn hoá trà đạo Nhật Bản được biết đến rộng rãi ngày nay.

Phòng trà cổ từ thời đại Sen no Rikyu - văn hoá trà đạo Nhật Bản
Phòng trà từ thời Sen no Rikyu

Năm 1333, Mạc phủ Kamakura sụp đổ dẫn đến cuộc nội chiến xảy ra trên toàn quốc. Điều này đã hình thành một tầng lớp người mới được gọi là Gekokujou. Tầng lớp quý tộc với lối sống xa hoa thu hút sự chú ý của công chúng, họ thường tổ chức các bữa tiệc trà đãi bạn bè gọi là Toucha.

Vào cuối thế kỷ 16 (thời Azuchi Momoyama), một người Nhật Bản là ông Senno Rikyu (1522-1591) kết hợp việc uống trà với các triết lý Thiền hình thành một trường phái có cách pha và uống trà khác biệt với thông thường. Những điều này đã xây dựng nên văn hoá trà đạo ngày nay.

Trà đạo hay còn được gọi là Chanoyu, Sado hay Ocha theo tiếng Nhật. Trà đạo là một loại nghệ thuật bao gồm cả việc chuẩn bị và thường thức trà (được gọi là Matcha) cùng với các loại đồ ngọt trong văn hoá của Nhật Bản.
Văn hoá trà đạo ngày nay

NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA VĂN HÓA TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN

Nghi thức pha trà trong văn hoá trà đạo Nhật Bản cực kỳ đơn giản, đơn giản chính là chìa khoá để chuẩn bị một chén trà đãi khách. Tuy nhiên, mỗi một công đoạn chuẩn bị đề có những bước cố định, và dụng cụ phải được đặt ở những vị trí được chỉ định trên tấm chiếu Tatami. Đó là việc uống trà và phục vụ trà với chiều sâu về tâm hồn với một khoảng lặng sâu lắng và thanh thản.

Cũng như nhiều thứ cần phải rèn luyện, học tập, Trà đạo luôn gắn liền với thực hành. Khác với trông chờ vào đâu đó, Trà đạo thuộc về bên lối sống “tự làm chủ bản thân”.

Không gian của văn hoá trà đạo

Trà thất trong văn hoá trà đạo Nhật Bản là một căn phòng hoặc một căn nhà nhỏ dành riêng cho việc thưởng trà, còn được gọi là “nhà không”. Đó thường là một gian phòng hoặc một ngôi nhà đơn sơ ẩn sau một khu vườn tĩnh lặng với các loại hoa, cỏ chỉ có màu nhạt.

trà thất - văn hóa trà đạo nhật bản
Trà thất nằm trogn thiên nhiên

Trà thất trong văn hoá trà đạo Nhật Bản thường được làm bằng những nguyên liệu mong manh với lối thiết kế không có vẻ gì là cân đối hay chắc chắn, khiến ta liên tưởng đến cái vô thường và trống rỗng của mọi sự. Theo quan điểm của thiền, sự cân đối, hoàn mỹ là thiếu tự nhiên, là không còn chỗ nào cho sự phát triển và đổi thay. Điều quan trong của trà thất là hài hòa với cảnh vật thiên nhiên xung quanh.

văn hóa trà đạo nhật bản
Không gian trà thất

Nguyên liệu đầu vào của văn hoá trà đạo

Để làm ra được một chén trà ngon theo văn hoá trà đạo, việc trồng các cây trà cũng được làm một cách tỉ mỉ. Các cây trà được trồng ở một sườn núi ít nắng, và trước khi thu hoạch từ 20-30 ngày thì các cây trà sẽ được phủ một lớp bạt che để các lá trà có thể được sinh trưởng trong bóng râm. Khoảng thời gian này được tính từ khi những nụ trà mới nhú lên. Việc sử dụng bạt che giúp bảo vệ được vị ngọt của trà và hạn chế trà bị đắng.

Sau đó, khi đến thời gian thu hoạch, người ta sẽ hái những nụ lá non nhất kèm theo đó là 3-4 lá non mềm nở he hé. Sau khi đã thu hoạch xong những đoạn cuống lá và gân lá sẽ được loại bỏ rồi hấp tiếp là xao khô bằng chảo hoặc hong gió. Điều này sẽ giúp giữ được màu xanh nguyên bản của lá trà cũng như các dưỡng chất sẽ vẫn được giữ lại.

Thành phẩm theo đúng văn hoá trà đạo Nhật Bản của công đoạn này chính là những lá trà khô, loại thẳng đẹp được gọi là Tencha – dùng làm Matcha và cong xoắn gọi là Gyokuro – dùng để pha trực tiếp uống như trà mạn. Đem Tencha xay thành bột sẽ được thành phẩm là Matcha. 

Cách thức pha trà theo văn hóa trà đạo 

Từ bột trà xanh Matcha có thể pha thành 2 loại là: Koicha và Usucha

Koicha

Theo văn hoá trà đạo Nhật Bản, Koicha là loại trà đặc, độ đặc thích hợp là ở giữa dạng lỏng và dạng sệt, 4 gram trà thì chỉ cho khoảng 30-40 ml nước. Khi thưởng thức từng ngụm trà nhỏ thôi cũng đủ để thấy cả vị hoa cỏ mùa xuân lan toả. Trà đặc sánh mịn như lụa, ngậy và có độ ngọt tự nhiên thanh, chát nhẹ, đắng lẩn nhẩn đầu lưỡi.

Theo Văn Hoá Trà Đạo Nhật Bản, Koicha – là loại trà đặc, độ đặc thích hợp là ở giữa dạng lỏng và dạng sệt, 4 gram trà thì chỉ cho khoảng 30-40 ml nước.
Cách pha Koicha

Mùi hương lan toả trong miệng có thể cảm nhận được chính là mùi cỏ tươi, có một chút mùi quả thông, quả sồi và mùi táo chín. Những mùi hương này đều rất thiên nhiên mang đến cho người dùng sự thanh tịnh. Ngược lại nếu bột trà kém chất lượng vị sẽ đắng và chát, không cảm nhận được vị ngọt.

Trong một buổi tiệc trà chuẩn văn hoá trà đạo Nhật Bản sẽ có một bát trà được chuẩn bị để đủ một lượng trà phụ vụ cho từ 5-7 người có mặt. Khi có nhiều khách hơn thì phải chuẩn bị thêm bát. Bát trà được truyền qua tay các vị khách theo thứ tự định sẵn từ người đầu tiên đến người cuối cùng.

Usucha

Ngoài koicha thì văn hoá trà đạo còn một loại trà pha bằng bột matcha khác là usucha. Usucha là trà pha loãng, được tạo ra bằng cách cho một lượng nhỏ bột trà vào cùng với nước nóng có nhiệt độ phù hợp nhiều hơn so với koicha. Khi đánh nhanh usucha sẽ tạo ra một lớp bọt mịn ở trên bề mặt. 

 

Ngoài koicha thì văn hoá trà đạo còn một loại trà pha bằng bột matcha khác là usucha. Usucha là trà pha loãng, được tạo ra bằng cách cho một lượng nhỏ bột trà vào cùng với nước nóng có nhiệt độ phù hợp nhiều hơn so với koicha.
Cách pha Usucha

Trong văn hoá trà đạo nhiều khi người ta còn so sánh lớp bọt mịn với nhau, bọt càng mịn càng chứng tỏ tay nghề của bạn tốt, bột trà của bạn càng chất lượng hơn.

Cách pha Matcha bằng Chasen

Nếu bạn là người đặc biệt yêu thích trà, hãy sắm sửa cho mình một chổi đánh trà của Nhật, gọi là Chasen.

– Bước 1: Cho một lượng Matcha vừa đủ ra chén

– Bước 2: Ray trước bột Matcha để giúp bột bớt vòn cục

– Bước 3: Dùng Chasen dằm và tán đều bột

– Bước 4: Cho khoảng 60 ml nước ấm khoảng 80 độ C, tuyệt đối không được chế nước sôi trực tiếp vào trà, như vậy sẽ khiến mất đi hương vị mà màu sắc thơm ngon của Matcha.

– Bước 5: Đánh Chasen theo hình chữ “M” hoặc “W” thật nhanh và đều tay cho đến khi có lớp bọt nổi lên trên. Đây cũng là lý do tại sao người Nhật lại dùng Chasen để pha trà, vì khi đó sẽ tạo lớp bọt trà beo béo, đồng thời làm dậy mùi thơm ngào ngạt của trà

– Bước 6: Sau đó nhấc Chasen theo chiều thẳng đứng ra khỏi chén để tránh làm hỏng lớp bọt.

3 nét độc đáo của văn hoá trà đạo Nhật Bản

Ngoài ra, còn có các cách đơn giản hơn khá nhiều cũng có thể giúp bạn vừa có thể pha chế trà xanh tại nhà thật đơn giản mà vẫn thưởng thức được trọn vẹn được vị thơm ngon của trà, đó là:

Cách pha trà bằng bình có nắp đậy kín

– Bước 1: Cho bột trà vừa đủ vào bình, và vẫn là cho khoảng 60 ml nước ấm khoảng 80 độ C vào bình

– Bước 2: Đậy kín nắp, sau đó lắc đều từ 1 đến 2 phút cho trà tan hết

– Bước 3: Thưởng thức hoặc pha chế thành các thức uống, thực phẩm yêu thích.

Ý NGHĨA CỦA VĂN HÓA TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN

Ý nghĩa văn hoá trà đạo Nhật Bản có thể được hiểu bằng một cụm đơn giản “Ichi go ichi e” có nghĩa là “Mỗi khoảnh khắc chỉ xảy ra một lần”. Mục đích của văn hoá trà đạo Nhật Bản là trân trọng từng khoảnh khắc của hiện tại và nhớ rằng nó sẽ không xảy ra lại lần nào nữa.

Mỗi khi thưởng trà điều duy nhất tập chung chỉ là uống trà cùng với sự hoà hợp của những người xung quanh, trong lòng không vướng bận điều gì.

Hòa, Kính, Thanh, Tịch (和 – 敬 – 清 – 寂) là bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo. Phật giáo thường dùng thuật ngữ “ngón tay chỉ mặt trăng”. Suy rộng ra, Trà đạo là con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có “trà vừa ngon vừa không ngon”.

văn hóa trà đạo nhật bản

“Hoà” – sự hoà hợp: Trong văn hoá trà đạo Nhật Bản cả chủ và khách đều truyền tay nhau thưởng thức một bát trà. Sự hoà hợp là điều tất yếu trong văn hoá trà đạo nói riêng và cả văn hoá Nhật Bản nói chung. Mọi người dân Nhật Bản đều tin rằng sự hoà hợp không chỉ đơn thuần ở giữa những con người với nhau mà giữa con người với sự vật cũng như con người với thiên nhiên. Sự hoà hợp này còn có trong tính cách của con người Nhật Bản.

“Kính” – sự kính trọng: Văn hoá trà đạo nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực chất người chủ trải qua rất nhiều bước để tỏ lòng kính trọng khách, và những người khác đáp trả bằng sự kính trọng. Tất cả mọi thứ từ bình hoa đến bức trang treo trên tường cũng được chuẩn bị kĩ càng.

Có một điều trong văn hoá trà đạo mà người nước ngoài khó nhận ra chính là sự kính trọng của những người khách. Người ngồi gần bức tranh cần phải bày tỏ những sự tích cực về cách bài trí phòng ngày hôm đó. Sau khi thưởng trà, những khách mời phải đặt chén của họ trên sàn, sau đó cầm lên nhìn kĩ là dành những lời tán thưởng cho chúng. Điều đó thể hiện được sự kính trọng của người với sự vật.

“Thanh” – sự tinh khiết: Kể cả khi những dụng cụ dùng trong văn hoá trà đạo thường xuyên được chuẩn bị và rửa kĩ càng, vẫn sẽ có một người thường xuyên lau lại chúng trước mặt khách nhiều lần. Những người khách rửa tay của họ trước khi vào phòng trà để thanh lọc bản thân khỏi những thứ trần tục.

Việc lau rửa là biểu trưng cho sự thanh lọc trái tim và tâm trí của một người trong khi lau dọn những dụng cụ. Tất cả mọi thứ phải bao hàm sự tinh khiết từ âm thanh của nước nóng đổ vào bát đến mùi của bột matcha. Điều làm nên văn hoá trà đạo là do bị ảnh hưởng nhiều bảo Phật giáo tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng nhiều bảo Thần đạo.

“Tịch” – sự thanh tịnh: Điều này là kết quả của cả Hoà, Kính và Thanh dẫn đến sự yên bình, tĩnh lặng mang lại cho con người sức mạng kiểm soát ham muốn trần tục. Khi chuẩn bị một buổi Trà đạo, một hành động đơn giản là làm sạch tâm trí của họ để thức tỉnh tâm hồn.

Mọi hành động trong văn hoá trà đạo không được suy nghĩ mà phải giữ tâm trí thanh tịnh. Do đó, văn hoá trà đạo giúp con người kết nối sâu sắc hơn với tinh thần bên trong của họ.

Cũng như nhiều thứ cần phải rèn luyện, học tập, văn hoá trà đạo Nhật Bản luôn gắn liền với thực hành. Khác với trông chờ vào đâu đó, Trà đạo thuộc về bên lối sống “tự làm chủ bản thân”.

LƯU Ý KHI THƯỞNG THỨC TRÀ ĐẠO

Trang phục

Người thưởng thức trà đạo nên chọn cho mình những loại trang phục đơn giản, lịch sự, tránh ăn mặc lòe loẹt vì điều này được xem là mất lịch sự đối với người Nhật khi thưởng thức trà đạo.

Phụ kiện

Hạn chế sử dụng những loại trang phục quá rườm rà, để cảm nhận hết văn hóa trà đạo của người Nhật Bản bạn nên thử mặc bộ trang phục kimono truyền thống của người Nhật bản khi uống trà.

Xịt nước hoa

Mỗi không gian thưởng thức trà đạo thường có một hương thơm dịu nhẹ riêng mang đến cảm giác thoái mái nhẹ nhàng cho người thưởng thức. Chính vì vậy khi tham gia thưởng thức văn hóa này hạn chế việc xịt quá nhiều nước hoa để làm mất đi việc cảm nhận mùi trà nhé.

SO SÁNH VĂN HÓA TRÀ ĐẠO CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

Giống

Nước pha trà: nước sạch, nước tinh khiết, nhân tố quan trọng trong việc pha trà để có được hương vị của trà trọn vẹn nhất. Các loại nước dùng thường là nước mưa, nước giếng đá ong hoặc nước lấy từ sông suối.

Khác

Các yếu tố Việt Nam Nhật Bản
Trà Trà lá Trà lá, Trà bột
Trà cụ

Bình pha trà, 1 chén tống để chuyên trà, chén uống trà, 1 khay, 1 thuyền ngâm bình vào nước nóng trước khi pha, 1 hộp đựng trà, 1 thìa gỗ hoặc tre múc trà

Ngoài ra còn có lò nhỏ để nấu nước, gáo nhỏ múc nước, chổi đánh trà, khăn để lau bát, các trà cụ khác

Các loại bánh dùng kèm

Bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh quy, kẹo lạc, kẹo vừng,…

Các loại bánh có hình dạng và màu sắc tùy theo mùa. Yêu cầu phải có hoa và thư pháp.

Không gian thưởng trà Không đòi hỏi có phòng riêng Trà thất, trà viên
Bạn thưởng trà

Phụ thuộc vào tâm tình, mong muốn của người thưởng trà để hiểu thêm về những người xung quanh cũng như trải lòng mình để tìm thấy người tri kỷ trong cuộc sống

Có những quy định nghiêm ngặt đối với người tham gia buổi lễ Trà đạo

Giá trị về triết học

Một sự giao hòa với đất trời, với thời gian và với con người; thể hiện sự tập trung của Ngũ hành trong một chén trà, rộng lớn hơn là tập hợp của cả vũ trụ hay sự giao hòa của 3 yếu tố Thiên-Địa-Nhân

Để con người nhìn thấy bản chất của tự do thoải mái; “dùng tĩnh nhiếp động”

Giá trị đạo đức Hoà, Kính  Hoà, Kính, Thanh, Tịnh

Văn hoá trà đạo được tạo nên bảo rất nhiều yếu tố. Đi qua hơn 1000 năm lịch sử hình thành và phát triển để có được như ngày hôm nay. Đây là một nét văn hoá độc đáo và đáng để tìm hiểu của Nhật Bản. Các bạn đã hiểu hết về văn hoá trà đạo chưa. Hãy comment nếu có thắc mắc nhé, GoJapan sẽ cùng bạn trao đổi và giải đáp.

Xem thêm

[A-Z] Nhật Bản nổi tiếng về cái gì? Hé lộ 101 điều ít ai biết

[Chi tiết A-Z] Tại sao Nhật Bản là Đất nước Mặt Trời mọc?

[Tìm hiểu] Ý nghĩa quốc kỳ Nhật Bản và câu chuyện xung quanh

 

GoJapan – Đường tới nước Nhật – Học Tiếng Nhật online – Tư vấn xuất khẩu lao động

Nếu bạn có hứng thú với tiếng Nhật GoJapan cung cấp khóa học thử N4, N5 miễn phí dưới đây, nhấn vào để học thử nhé!

 

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết mới

0976675792
Học thử miễn phí