[Tìm hiểu] Ý nghĩa quốc kỳ Nhật Bản và câu chuyện xung quanh

Xem nhanh

Bạn đã bao giờ tò mò về ý nghĩa quốc kỳ Nhật Bản chưa? Tại sao nó được thiết kế như hiện tại và nguồn gốc ra đời là do đâu, khi nào? Cùng tìm hiểu với GoJapan trong bài viết này nhé!

Ý nghĩa quốc kỳ nhật bản

Thiết kế, tên gọi Quốc kỳ Nhật Bản

 

Quốc kỳ Nhật Bản có thiết kế đơn giản hình chữ nhật tỷ lệ 2:3 với nền trắng và một vòng tròn màu đỏ ở giữa, thông qua vào ngày 27 tháng 2 năm 1870 và cập nhật một chút vào ngày 13 tháng 8 năm 1999.

cờ nhật
Quốc kỳ Nhật Bản

Tên gọi chính thức của quốc kỳ Nhật Bản là “Nisshoki” (日章旗), có nghĩa là “Lá cờ của mặt trời”. Bên cạnh đó, nó còn thường được gọi là “Hinomaru” (日の丸) “Vòng tròn của mặt trời.” Cả hai cái tên đều đề cập đến mỹ danh “Đất nước Mặt trời mọc” đã gắn bó với Nhật Bản hơn 1200 năm.

Ý nghĩa Quốc kỳ Nhật Bản

Quốc kỳ Nhật Bản có thiết kế rất đơn giản nhưng ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa, không có gì có thể mang tính biểu tượng về Nhật Bản hơn quốc kỳ. Hình ảnh vòng tròn đỏ chính giữa mặt phẳng màu trắng có thể được nhận ra ngay lập tức trên toàn thế giới và gợi lên những hình ảnh mạnh mẽ về cả Nhật Bản và con người Nhật Bản.

Vòng tròn đỏ trên quốc kỳ Nhật Bản tượng trưng cho mặt trời. Lý do cho thiết kế này có nguồn gốc tôn giáo và văn hóa sâu sắc.

Mặt trời đóng một vai trò trung tâm trong văn hóa Nhật Bản. Thần đạo – tôn giáo đa thần bản địa của quần đảo rất chú trọng đến mặt trời. Trong số hàng ngàn vị thần có mặt trong tôn giáo, quan trọng nhất là nữ thần mặt trời Amaterasu. Bà là vị thần đứng đầu Thần đạo và được coi là tổ tiên của dòng dõi hoàng gia đế quốc Nhật Bản.

Nữ thần mặt trời Amaterasu
Nữ thần mặt trời Amaterasu

Sự tôn thờ mặt trời này kết hợp với vị trí địa lý của Nhật Bản trong mối quan hệ với Trung Quốc (theo quan điểm của nước này, mặt trời mọc trên quần đảo Nhật Bản) đã góp phần không chỉ vào tên của đất nước mà còn vào vị trí của mặt trời trên quốc kỳ của nước này.

 Khía cạnh “mặt trời mọc” của Nhật Bản đã được sử dụng từ đầu thế kỷ thứ 7 khi Thiên hoàng tự gọi mình là “Hoàng đế của Mặt trời mọc” trong thư từ chính thức với triều đình Trung Quốc.

Lịch sử của Quốc kỳ Nhật Bản

Quốc kỳ Nhật Bản hiện tại được cho là xuất hiện sau Chiến tranh Genpei vào thế kỷ 12.

Biểu ngữ của gia tộc Taira và gia tộc Genji đều có hình mặt trời, được biểu thị bằng một vòng tròn nhưng với các cách phối màu khác nhau. Biểu ngữ của tộc Taira có hình mặt trời vàng trên nền đỏ, trong khi biểu ngữ của tộc Genji có hình tròn màu đỏ trên nền trắng. Khi gia tộc Genji chiến thắng và trở thành người cai trị một nước Nhật thống nhất, người ta cho rằng cách phối màu của họ đã được truyền đi và cuối cùng được sử dụng bởi chính quyền phong kiến.

chiến tranh genpei
Chiến tranh Genpei

Lá cờ cổ nhất được biết đến của Nhật Bản còn tồn tại được đặt tại Unpoji ở tỉnh Yamanashi. Người ta tuyên bố rằng đây là quà tặng của Thiên hoàng Go-Reizei vào thế kỷ 11, điều này có thể không rõ ràng nhưng nó đã ít nhất 4-500 năm tuổi, có nguồn gốc từ trước thế kỷ 16.

Mãi đến cuối thế kỷ 19, Nhật Bản mới sử dụng Hinomaru làm quốc kỳ chính thức. Khi người châu Âu bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn vào giữa thế kỷ 19, Nhật Bản nhận thấy cần phải xác định được tàu của mình so với tàu của nước ngoài. Vào năm 1854, Mạc phủ Tokugawa đã ra lệnh cho tất cả các tàu thuyền Nhật Bản treo Hinomaru với mục đích nhận dạng, và vào năm 1870, nó đã được đặt làm lá cờ chính thức của các thương thuyền buôn bán trong và ngoài nước Nhật Bản.

AsahiMaru1856
Tàu thuyền treo Hinomaru

Từ năm 1870 đến năm 1885, Hinomaru được chỉ định làm quốc kỳ chính thức của Nhật Bản. Thời hạn này dừng ở 15 năm do sự thay đổi trong cách thức hệ thống hóa luật pháp của Nhật Bản vào năm 1885. Tất cả các luật trước năm đó chưa được công bố trên “Công báo của Nhật Bản” đều bị bãi bỏ, bao gồm cả luật đưa cờ trở thành quốc kỳ chính thức. 

Mãi cho đến hơn một trăm năm sau, vào năm 1999, khi “Luật về Quốc kỳ và Quốc ca” được thông qua và một lần nữa đưa Hinomaru trở thành quốc kỳ chính thức của Nhật Bản.

cờ nhật
Quốc kỳ chính thức

Quốc kỳ Nhật Bản trong cuộc sống hiện đại

Trái ngược với sự hiện diện phổ biến ở nước ngoài, Hinomaru thực sự không được nhìn thấy thường xuyên ở Nhật Bản ngày nay. Nó thường chỉ được treo ở các tòa nhà chính phủ hoặc nhà nước, bạn có thể thấy lá cờ này trước các tòa thị chính, trường công lập hay ngân hàng, … Điều này là do mối quan hệ của nó với Chiến tranh thế giới thứ hai và chủ nghĩa cực đoan, vốn là một phần lớn trong hệ tư tưởng nhà nước Nhật Bản trong chiến tranh.

nhật bản chiến tranh thế giới thứ 2
Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ 2

Những người treo cờ một cách riêng tư thường là vì tín ngưỡng cực đoan hay chủ nghĩa dân tộc. Đây cũng là lý do chính phủ Nhật Bản phải mất nhiều năm để đưa Hinomaru trở thành quốc kỳ chính thức của Nhật Bản, và thậm chí sau khi luật đã thông qua vẫn còn rất nhiều tranh cãi. 

Các biến thể của Quốc kỳ Nhật Bản

Vòng tròn đỏ trên nền trắng không phải là biến thể duy nhất của quốc kỳ Nhật Bản, còn một số biến thể khác thường thấy và gây tranh cãi cả trong lịch sử và hiện tại. Cả hai nhánh của quân đội lục quân và hải quân đều sử dụng “Cờ mặt trời mọc”. Lấy mặt trời đỏ của Nhật Bản và thêm 16 tia màu đỏ, hoặc “nan hoa” từ trung tâm đến đường viền của lá cờ.

lục quân đế quốc nhật bản
Húc Nhật kỳ của Lục quân Đế quốc Nhật Bản

Húc Nhật kỳ của Lục quân Đế quốc Nhật Bảnđược sử dụng từ năm 1868 đến hết Chiến tranh thế giới thứ hai, có tâm là mặt trời ở giữa lá cờ.

Hiệu kỳ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Hiệu kỳ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản

Hiệu kỳ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được sử dụng từ năm 1889 đến cuối Thế chiến thứ hai, đặt mặt trời hơi lệch tâm và sang trái. 

Hiệu kỳ của Lực lượng Mặt đất Nhật Bản
Hiệu kỳ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản

Hiệu kỳ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (các ngành quân sự chỉ dành cho quốc phòng hiện tại của Nhật Bản) đã giảm tia từ 16 xuống 8, làm cho lá cờ có hình vuông và thêm một đường viền vàng xung quanh các cạnh.

Hiệu kỳ của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Hiệu kỳ của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Mặt khác, hiệu kỳ của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chỉ đơn giản là thay đổi màu cờ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản thành màu đỏ sáng hơn một chút, giữ nguyên phần còn lại của nó.

Xem thêm

[A->Z] Khám phá Quốc huy của Nhật Bản – SỰ THẬT BẤT NGỜ

[A-Z] Nhật Bản nổi tiếng về cái gì? Hé lộ 101 điều ít ai biết

[Giải đáp]: Nhật Bản được mệnh danh là gì?

 

GoJapan – Đường tới nước Nhật – Học Tiếng Nhật online – Tư vấn xuất khẩu lao động

Nếu bạn có hứng thú với tiếng Nhật GoJapan cung cấp khóa học thử N4, N5 miễn phí dưới đây, nhấn vào để học thử nhé!

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết mới

0247.101.9868
Học thử miễn phí