[A->Z] Khám phá Quốc huy của Nhật Bản – SỰ THẬT BẤT NGỜ

Xem nhanh

quốc huy nhật bản

Khi nói đến các biểu tượng đại diện cho Nhật Bản thì không thể không nhắc đến Quốc hoa, Quốc kỳ và quốc huy của Nhật Bản – 3 biểu tượng trở thành niềm tự hào của người dân xứ sở mặt trời mọc này. Vậy mà không ít khách nước ngoài hiểu sai về chúng. Cụ thể khi được hỏi về quốc huy của Nhật Bản thì họ đều trả lời là Hoa anh đào nhưng sự thật không phải thế. Vậy thì hôm nay, hãy để GoJapan khai sáng cho bạn bằng những sự thật thú vị dưới đây nhé!

Hoa cúc – Quốc hoa của Nhật Bản

Sự lầm tưởng Quốc hoa của Nhật Bản là hoa anh đào!

  • Trên thế giới mọi người đều biết đến Nhật Bản là xứ sở của Hoa anh đào. Hoa anh đào như một loài hoa quốc dân, được nhiều người yêu thích và nó được phổ biến hóa trên nhiều phương diện của Nhật Bản nên việc mọi người nghĩ loài hoa này là quốc hoa của Nhật Bản cũng là điều dễ hiểu. 
  • Nhưng hoa cúc mới thực sự là quốc hoa của Nhật Bản. Loài hoa có nét đẹp huyền ảo, tràn đầy sức sống và mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với người dân nơi đây, nên họ rất yêu thích và tôn trọng nó. Vậy bạn có tò mò ý nghĩa của loài hoa này là gì mà khiến nó trở thành quốc hoa của Nhật Bản? 
Quốc hoa của Nhật Bản
Hoa cúc là quốc hoa của Nhật Bản

Ý nghĩa của hoa cúc – Lý do hoa cúc trở thành quốc hoa của Nhật Bản

Quốc hoa của Nhật Bản
Ý nghĩa Quốc hoa Nhật Bản
  • Trước đây, hoa cúc chỉ dành cho những vương tôn quý tộc và được trồng trong hoàng cung hoặc vườn nhà của các gia đình quý tộc để cầu thịnh vượng, bách niên và con cái hiếu thảo. Còn những người dân bình thường không được phép trồng loài hoa này. Bởi, loài hoa này chính là hoa hoàng gia và thể hiện đẳng cấp của nó.
  • Với người Nhật, hoa cúc cũng mang ý nghĩa trường tồn, quý phái, đồng thời cũng là biểu tượng của mùa thu, sự thu hoạch và tấm lòng lương thiện, phúc hậu,…  Người Nhật Bản rất yêu thích ý nghĩa của loài hoa này, họ muốn đất nước mình mãi trường tồn vĩnh cửu và thể hiện nét đẹp con người Nhật Bản trên toàn thế giới. 
  • Hoa cúc 16 cánh trong quốc huy của Nhật Bản còn mang ý nghĩa mặt trời chiếu sáng – đại diện cho xứ sở mặt trời mọc.

 

 

Quốc hoa của Nhật Bản xuất hiện ở đâu?

  • Đầu tiên phải nói đến việc hoa cúc được sử dụng làm hình ảnh quốc huy của Nhật Bản – Biểu tượng quốc gia Nhật Bản. Đó là hình ảnh hoa cúc vàng 16 cánh được xếp xen kẽ nhau, dưới dạng những vân tròn.
  • Hoa cúc là hình ảnh tiêu biểu trong nền văn hóa Nhật Bản – hơn 150 con dấu và huy hiệu của Nhật có hình dạng của loài hoa này. Thời cổ đại, hoa cúc là dấu hiệu của hoàng tộc, không ai được sử dụng biểu tượng này ngoại trừ Thiên hoàng.
  • Ngay cả hoa văn trong quốc phục Kimono, những ngôi đền cổ kính đến ngai vàng của Thiên Hoàng đều có họa tiết và hình ảnh hoa cúc. Thậm chí nó còn trở thành cảm hứng cho ẩm thực Nhật Bản như: rượu hoa cúc, trà hoa cúc, sự xuất hiện trong các món bánh, món ăn truyền thống hay sang trọng và cả những bữa cơm hàng ngày.
  • Ngoài ra, khi đến Nhật bạn sẽ bắt gặp hình ảnh hoa cúc trên nhiều đồ trang trí, họa tiết kiến trúc, phụ kiện, tấm hộ chiếu…Hình ảnh hoa cúc xuất hiện hầu như ở khắp mọi nơi trên đất nước Nhật Bản như một biểu tượng quốc gia.
Quốc hoa của Nhật Bản
Hoa cúc xuất hiện mọi nơi trong đời sống của người Nhật Bản

Hoa cúc trong văn hóa Nhật Bản

  • Trong văn hóa người Nhật, mỗi tháng sẽ có một loài hoa tượng trưng riêng biệt, và hoa cúc là loài hoa của tháng 9. Vậy nên ngày 9/9 được lựa chọn là ngày hoa cúc của Nhật (Kiku no Sekku), đồng thời cũng là Lễ hội hạnh phúc của đất nước – là 1 trong 5 lễ hội thiêng liêng của Nhật Bản. Vào ngày này, người dân sẽ uống rượu sake hoa cúc được rắc lên trên bề mặt những cánh hoa cúc và ăn các món ăn như kuri-gohan (gạo hạt dẻ) và guri-mochi.
  • Bên cạnh đó, vào khoảng tháng 10 và 11, có khá nhiều lễ hội triển lãm hoa cúc được tổ chức nhằm tôn vinh vẻ đẹp quốc hoa của Nhật Bản. Đặc biệt phải kể đến lễ hội Kiku matsuri tại đền Yushima Tenmangū (Bunkyō, Tokyo). 
  • Tham gia lễ hội này bạn sẽ có cơ hội để ngắm nhìn hơn 2.000 đóa cúc rực rỡ đại diện cho 32 giống hoa tuyệt đẹp được chăm sóc và trưng bày bởi Hội những người đam mê hoa cúc tại địa phương. 
  • Ngoài ra còn có Lễ hội búp bê hoa cúcTriển lãm Hoa cúc ở Vườn quốc gia Shinjuku Gyoen mà các bạn có thể chiêm ngưỡng nhiều loại hoa cúc được nhân giống theo cả phong cách truyền thống kết hợp hiện đại.
Quốc hoa của Nhật bản
Lễ hội búp bê hoa cúc tại Nhật Bản

Quốc huy của Nhật Bản

Quốc huy của Nhật bản là gì?

Quốc huy của Nhật Bản
Quốc huy của Nhật Bản
  • Quốc huy của Nhật Bản (Hoàng gia huy Nhật Bản) còn được gọi là Cúc Văn hay Cúc Hoa Văn / Cúc Hoa Văn Chương hay Cúc Ngự Văn, là một biểu tượng, huy hiệu hay phù hiệu được Thiên hoàng và những thành viên trong hoàng thất Nhật Bản sử dụng. 
  • Như bài viết đã giới thiệu bên trên thì Quốc huy của Nhật Bản là hình ảnh đóa hoa cúc màu vàng hoặc cam có viền và nền màu đen hoặc đỏ. Một hình tròn nhỏ làm tâm được bao bọc bởi 16 cánh hoa thuộc lớp trước (nhìn trực diện), và ẩn bên dưới là 16 cánh hoa khác được xếp so le xen kẽ với lớp trước và được nhìn thấy dưới dạng những đường vân tròn. 
  • Ngày nay, quốc huy của Nhật Bản được các  thành viên hoàng thất dùng với phiên bản có 14 cánh hoa, trong khi phiên bản 16 cánh hoa được cài trên áo của những thành viên trong các nhánh hành pháp của chính quyền Nhật Bản.
    (Theo Wikipedia)

 

 

 

Quốc huy của Nhật Bản xuất hiện ở đâu?

  • Quốc huy của Nhật Bản cũng xuất hiện trong sổ hộ chiếu quốc gia và những vật phẩm khác thừa hành hoặc đại diện cho quyền lực của Thiên hoàng, sử dụng như cờ hiệu của Thiên hoàng hoặc dùng trong những sự kiện lễ hội trang nghiêm nhất. 
  • Với tính chất như một biểu tượng quốc gia, không một tổ chức hay cá nhân nào được phép đăng ký thương hiệu có những hình ảnh giống với quốc huy của Nhật Bản, theo quy định tại Luật Nhãn hiệu hàng hóa của Nhật. Những quốc gia đã ký Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp cũng được chính phủ Nhật Bản quy ước rõ về vấn đề này.

 

Quốc huy của Nhật Bản
Quốc huy của Nhật Bản xuất hiện trên những tấm hộ chiếu

 

Lịch sử quốc huy của Nhật Bản

  • Trong quá khứ, vào thời kỳ Minh Trị, Hoàng gia huy chỉ Thiên hoàng mới có quyền sử dụng. Vì vậy, mỗi thành viên trong hoàng thất dùng các phiên bản hoàng gia huy khác đã qua sửa đổi để thay thế. Những ngôi đền Thần đạo thường bổ sung thêm những yếu tố hay họa tiết khác để tạo thành biểu tượng riêng của mình.
  • Trước đó, trong lịch sử Nhật Bản, khi Thiên hoàng Go-Daigo, người đã cố gắng để phá vỡ quyền lực của Mạc phủ vào năm 1333, bị lưu đày, ông đã sử dụng một huy hiệu hoa cúc gồm 17 cánh để phân biệt mình khỏi Thiên hoàng Kōgon của Bắc triều, người vẫn sử dụng một biểu tượng hoàng gia 16 cánh.
  • Năm 1867, huy hiệu Cúc Văn chính thức được trở thành quốc huy của Nhật Bản.

Quốc kỳ của Nhật Bản

Quốc kỳ của Nhật Bản trông ra sao?

  • Quốc kỳ của Nhật Bản là một lá cờ hình chữ nhật nền trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và liêm chính của con người Nhật Bản. Ở chính giữa là một hình tròn màu đỏ lớn tượng trưng cho mặt trời.
    Lý do tại sao thì các bạn hãy theo dõi thông tin trong phần ý nghĩa phía dưới nhé.
  • Trong tiếng bản địa ,Quốc kỳ Nhật Bản còn được gọi là Nisshoki (nghĩa là Cờ huy hiệu mặt trời), nhưng người Nhật thường sử dụng cái  tên thông dụng hơn là Hinomaru (nghĩa là hình tròn của mặt trời), vì thế có thể gọi  theo cách dân dã là “Lá cờ mặt trời”.
  • Quốc kỳ của Nhật Bản được thiết kế theo tỷ lệ ⅔ (Dài/Rộng), trong đó hình tròn nằm giữa có độ dài đường kính bằng ⅗ chiều rộng của lá cờ.

(Theo Wikipedia)

Quốc kỳ của Nhật Bản
Quốc kỳ của Nhật Bản được thiết kế theo tỉ lệ 2:3

Lịch sử quốc kỳ của Nhật Bản

Quốc kỳ của Nhật Bản trước năm 1990

  • Những ghi chép cũ từ thư tịch cổ nói rằng lá cờ Hinomaru Nhật Bản được sử dụng lần đầu tiên bởi hoàng đế Mommu, người đã dùng lá cờ để tượng trưng cho mặt trời trong triều đình vào năm 701. Lá cờ này cũng đã được sử dụng bởi các tướng quân Nhật Bản vào thế kỉ thứ 13 trong cuộc chiến chống quân Mông Cổ xâm lược.
  • Lá cờ Hinomaru chính thức được công nhận như một lá cờ thương gia vào năm 1870. Trở thành lá cờ đầu tiên được thông qua ở Nhật Bản giai đoạn 1870 -1855. Nhưng mãi tới năm 1999 thì nó mới chính thức trở thành quốc kỳ của Nhật.

Sau năm 1990, quốc kỳ của Nhật Bản đã được thay đổi

  • Quốc kỳ Nhật Bản xuất hiện sau chiến thắng của các cuộc chiến tranh Thanh – Nhật, Nga – Nhật, Trung – Nhật, và phổ biến hơn khi Nhật trở thành đế quốc. Người dân Nhật Bản phải sử dụng quốc kỳ Nhật Bản, đồng thời học sinh phải hát quốc ca Nhật trong lễ thượng kỳ vào buổi sáng.
  • Ngày 13/8/1999, Pháp luật Nhật Bản chính thức công nhận Hinomaru là quốc kỳ của nước này. Ngoài ra còn tồn tại một số biến thể quốc kỳ của Nhật Bản chủ yếu là các tia sáng mặt trời xung quanh hình tròn.
Quốc kỳ Nhật Bản
Lịch sử quốc kỳ Nhật Bản

Quốc kỳ của Nhật bản có ý nghĩa như thế nào?

  • Như đã mô tả phía trên thì quốc kỳ Nhật Bản đơn giản chỉ là một hình tròn màu đỏ trên một nền trắng nhưng ẩn chứa trong nó là cả một niềm tự hào của người dân Nhật Bản.
  • Nền trắng thể hiện cho sự thuần khiết và chính trực của con người Nhật Bản, còn màu đỏ thì tượng trưng cho sự chân thành và nhiệt tình. Đồng thời hình tròn màu đỏ đó còn là hiện thân của mặt trời mọc bởi vì Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á – phía mặt trời mọc. Đó cũng là lý do tại sao Nhật Bản lại được gọi là đất nước mặt trời mọc.
  • Không đơn thuần chỉ là một biểu tượng mặt trời chói lọi, với người Nhật, mặt trời đỏ còn là hiện thân của nữ thần mặt trời Amaterasu – người đã khai phá ra đất nước Nhật Bản từ 2700 năm trước trong truyền thuyết. Đồng thời cũng là tổ tiên của các vị  Hoàng Đế trong những câu chuyện thần thoại Nhật Bản.
Quốc kỳ Nhật Bản
Ý nghĩa Quốc kỳ của Nhật Bản

Các hiệu kỳ khác có liên quan tới quốc kỳ của Nhật Bản

Hiệu kỳ hoàng gia

[A->Z] Khám phá Quốc huy của Nhật Bản - SỰ THẬT BẤT NGỜ

Niên đại Sử dụng Mô tả
1868 – nay Hiệu kỳ hoàng gia cho Thiên hoàng Hoa cúc 16 cánh, màu vàng, trung tâm trên nền đỏ
1926 – nay Hiệu kỳ hoàng gia cho quan nhiếp chính Tương tự như hiệu kỳ của Thiên hoàng, nhưng với một đường viền trắng
1926 – nay Hiệu kỳ hoàng gia cho Hoàng hậu, Hoàng thái hậu và Thái hoàng thái hậu Một phiên bản cờ đuôi nheo của Hiệu kỳ hoàng gia
1926 – nay Hiệu kỳ hoàng gia cho Thái tử và con trai Tương tự như hiệu kỳ của Thiên hoàng, nhưng với một viền bờ (orle)
1926 – nay Hiệu kỳ hoàng gia cho Thái tử/Thái tử phi và vợ của con trai Thái tử Một phiên bản cờ đuôi nheo của Hiệu kỳ cho Thái tử và con trai
1926 – nay Hiệu kỳ hoàng gia cho các thành viên khác của Hoàng gia Một hoa cúc 16 cánh màu vàng đặt ở trung tâm trên nền trắng với đường viền màu đỏ

Cờ chính phủ

[A->Z] Khám phá Quốc huy của Nhật Bản - SỰ THẬT BẤT NGỜ

Niên đại Sử dụng Mô tả
Niên đại Sử dụng Mô tả
1872–1887 Hiệu kỳ của Tổng công ty Bưu chính Nhật Bản Hinomaru với thanh ngang màu đỏ được đặt ở giữa cờ. Bao quanh đĩa tròn đỏ là vành mỏng màu trắng
1887–nay Hiệu kỳ của Tổng công ty Bưu chính Nhật Bản Biểu tượng bưu chính 〒 màu đỏ trên nền trắng.
1892–nay Hiệu kỳ của Hải quan Nhật Bản Màu trắng đại diện cho đất, màu xanh đại diện cho biển, và đĩa màu đỏ đại diện cho hải quan trên một biên giới.

Cờ quân sự

[A->Z] Khám phá Quốc huy của Nhật Bản - SỰ THẬT BẤT NGỜ

Niên đại Sử dụng Mô tả
1954 – nay Cờ của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản Thiết kế đĩa mặt trời với 8 tia đỏ mở rộng ra ngoài, và một đường viền vàng bao một phần quanh cạnh.
1889–1945 Hiệu kỳ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản Đĩa mặt trời với 16 tia trên một vùng màu trắng, với đĩa chạy về phía cán cờ, màu đỏ nhạt
1954 – nay Hiệu kỳ của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Đĩa mặt trời với 16 tia trên một vùng màu trắng, với đĩa chạy về phía cán cờ, đậm so với hiệu kỳ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản
1955–1957 Hiệu kỳ trong quá khứ của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản Sử dụng từ 1955 tới 1957.
1957–1972 Hiệu kỳ trong quá khứ của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản Sử dụng từ 1957 tới 1972.
1972–2001 Hiệu kỳ trong quá khứ của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản Sử dụng từ 1972 tới 2001.
2001 – nay Hiệu kỳ của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản Hiệu kỳ hiện tại, sử dụng từ 2001.
1972 – nay Hiệu kỳ của Thủ tướng Nhật Bản Năm cánh hoa anh đào trên nền màu tía
1972 – nay Hiệu kỳ hải quân của Thủ tướng Nhật Bản
1972 – nay Hiệu kỳ hải quân của Bộ trưởng Bộ Phòng vệ Nhật Bản Năm cánh hoa anh đào trên nền màu đỏ sậm
1972 – nay Hiệu kỳ hải quân của Thứ trưởng Bộ Phòng vệ Nhật Bản Bốn cánh hoa anh đào trên nền màu đỏ sậm

 

Kết luận

Hy vọng bài viết của GoJapan đã giúp bạn có được nhiều kiến thức mới mẻ và thú vị về 3 biểu tượng tiêu biểu của Nhật Bản. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận phía dưới để chúng tôi có thể giải đáp kịp thời và đừng quên LIKE và SHARE nếu thấy bài viết này bổ ích nhé.

 

GoJapan – Đường tới nước Nhật – Học Tiếng Nhật online – Tư vấn xuất khẩu lao động

Nếu bạn có hứng thú với tiếng Nhật GoJapan cung cấp khóa học thử N4, N5 miễn phí dưới đây, nhấn vào để học thử nhé!

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết mới

0976675792
Học thử miễn phí