Tính cách của con người nhật bản như thế nào? Theo những định kiến cho rằng tính cách con người Nhật Bản cứng nhắc, kỷ luật, bị ràng buộc nhiều bởi các lễ nghi truyền thống. Sự thật có phải như vậy?
Người Nhật Bản như thế nào?
Người Nhật Bản cổ đại.
Người Nhật có nguồn gốc từ đại chủng Á. Xương mặt cổ nhất của tại Nhật Bản được tìm thấy có là cách đây 27.000 năm tại di tích Shiraho Saonetabaru của đảo Ishigaki. Khuôn mặt được phục chế lại là một người đàn ông với vầng trán rộng và sâu và được gọi là “Khuôn mặt cổ nhất Nhật Bản”, giáo sư Doi Naomi của Đại học Ryukyu, đại diện cho nhóm nghiên cứu đã phát biểu rằng “Tôi cảm thấy đã nhìn thấy khuôn mặt này ở đâu dó tại Okinawa”.
Xem các tranh cổ, nhất là loại tranh thủ ấn họa nổi tiếng của Nhật Bản, thường thấy vẽ phụ nữ Nhật mắt hí một mí, lông mày mỏng, mũi tẹt, mặt tròn.
Người Nhật Bản hiện đại.
Người Nhật Bản rất khỏe mạnh, dẻo dai, ngay phụ nữ cũng có thể đứng làm việc cả ngày, nhiều người 70, 80 tuổi vẫn còn hăng hái làm việc, không phải tham tiền vì họ rất giàu, nhưng vì thích làm việc, đến độ thế giới gọi họ là “labor animal” (con vật lao động). Người Nhật thường có tuổi thọ trung bình rất cao. Tính đến năm 2018 tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84,21 tuổi.
Theo: datacommons
Về khuôn mặt người Nhật, theo các nghiên cứu y học mới đây cho thấy, đã có nhiều biến đổi trong một, hai trăm năm qua.
Ngày nay mắt người Nhật khá lớn, lông mày rậm hơn, và mũi cũng cao hơn, mặt cũng dài hơn. Một điểm khác nữa là người Nhật thường bị thiếu chất vôi (calcium), nên răng hay bị hư và cũng mọc khấp khểnh.
Đạo đức người Nhật như thế nào?
Những đạo đức này được ăn sâu trong tiềm thức mỗi người Nhật. Những điều này được hình thành từ văn hoá Nhật Bản lâu đời.
Cúi chào khi gặp mặt.
Khi gặp mặt người khác, cách chào truyền thống của Nhật Bản là cúi đầu. Đây là một kiểu chào có phần cứng nhắc nhưng nó thể hiện được điều quan trọng là sự tôn trọng của người đối diện dành cho bạn.
Mặc dù vậy, bắt tay cũng cũng rất phổ biến ở Nhật. Điều này thường được những người nước ngoài đón nhận và cảm thấy thoải mái hơn so với việc cúi chào.
Trong tình hình dịch bệnh Covid 19 như này thì việc cúi chào như này tốt hơn là việc bắt tay nhau đúng không nào.
Kính trên nhường dưới.
Xã hội Nhật Bản được tổ chức thành một hệ thống phân cấp. Người Nhật rất ý thức về tuổi tác và địa vị của một người, có thể là trong tình huống xã hội hoặc kinh doanh. Theo truyền thống, thâm niên là tiêu chuẩn chính cho một cấp bậc cao hơn. Ở Nhật, người ta nhấn mạnh rằng những người trẻ tuổi thể hiện sự tôn trọng khi giao tiếp với người cao niên của họ.
Về cơ bản, học sinh ở trường học cách xưng hô với các bạn lớn tuổi hơn là “senpai” hoặc cấp cơ sở với họ là “kohai”. Tương tự như vậy, người lớn tuổi nhất trong nhóm được đối xử tôn trọng. Bạn có thể bị coi là thô lỗ nếu sử dụng ngôn ngữ thân mật với người có địa vị cao.
Coi trọng sự hoà hợp.
Người Nhật coi trọng sự hòa hợp. Đó là một triết lý được hướng dẫn, đặt trọng tâm vào trách nhiệm cá nhân, phép lịch sự và làm việc chung. Trên thực tế, sinh viên Nhật Bản thích làm việc theo nhóm và chia sẻ ý kiến hơn là nói ra ý kiến của mình một mình.
Vì cần có mối quan hệ hài hòa giữa con người với nhau, điều đó được phản ánh trong cách cư xử của người Nhật. Người Nhật dựa vào nét mặt, giọng nói và tư thế để nói với ai đó cảm giác của họ. Giao tiếp phi ngôn ngữ thường được tin cậy hơn, vì từ ngữ có thể có nhiều nghĩa.
Sự hoà hợp còn thể hiện trong văn hoá trà đạo.
Giữ thể diện cho người khác.
Giữ thể diện cho người khác rất quan trọng trong xã hội của họ. Điều đó thể hiện sự tôn trọng đối với mọi người và cũng làm cho mọi người tôn trọng bạn hơn. Đây là một tinh thân đạo đức rất đáng học tập ở Nhật Bản.
Giữ thể diện là điều quan trọng vì nó tránh gây khó chịu với người khác. Với suy nghĩ này, người Nhật sẽ không bao giờ công khai chỉ trích hay đưa bất kỳ ai vào thế đứng. Từ chối yêu cầu hoặc nói “không” có thể khiến người kia mất mặt hoặc xấu hổ. Thay vào đó, họ có thể nói “điều đó thật bất tiện” hoặc “việc này có thể khó khăn” khi có yêu cầu mà không thể đồng ý.
Tính cách con người Nhật Bản như thế nào?
Luôn đúng giờ
Văn hóa đúng giờ của người Nhật là đức tính công nghiệp rất cần thiết trong xã hội văn minh, nó nói lên độ tin cậy và tinh thần tôn trọng những người xung quanh ta. Không chỉ là đúng giờ, người Nhật còn rất ít khi huỷ hẹn, họ luôn giữ đúng lời hứa của mình. Chính vì vậy lời hứa của họ có độ tin cậy cực cao.
Nhất là trong công việc, người Nhật luôn phải đúng giờ. Việc đi làm muộn gần như là 1 điều tối kị. Việc đi chơi hay những việc khác nếu đến muộn có thể xin lỗi, tuy nhiên trong công việc gì không được phép như vậy.
Vào tháng 2/2019 Nhật Bản chấn động vì một vụ bê bối. Bộ trưởng An ninh Mạng và đảm trách Thế vận hội Olympics Tokyo 2020, Yoshitaka Sakurada, đi họp muộn ba phút. Các nghị sĩ phe đối lập cho rằng việc ông Sakurada đến muộn thể hiện sự tắc trách và họ đã phản đối bằng cách tẩy chay cuộc họp của ủy ban ngân sách quốc hội trong 5 giờ. Trước sức ép chỉ trích của dư luận, ông Sakurada phải công khai xin lỗi, theo SCMP.
Năm 2018, một chuyến tàu do công ty đường sắt JR-West vận hành rời bến sớm 20 giây khiến công chúng kịch liệt phản đối. Các cơ quan báo chí trong nước liên tục đưa tin về sự cố này theo hướng chỉ trích JR-West đã phạm lỗi lớn. “Sự bất tiện ghê gớm mà chúng tôi gây ra cho các khách hàng thực sự không thể bao biện”, đại diện công ty đường sắt công khai xin lỗi.
Trung thực
Các cửa hàng không người bán nếu đặt ở các nước khác thì nó là một điều rất mới mẻ và xa lạ, tuy nhiên ở Nhật Bản, điều này hết sức bình thường. Thật không khó để có thể bắt gặp một gian hàng không người bán trên đường phố Nhật Bản. Người bán thường bày hàng hoá của họ ở đó và kèm theo 1 hộp đựng tiền. Người mua sẽ tự lấy hàng và để lại tiền.
Tính cách trung thực của người Nhật là điều quan trọng giúp các cửa hàng không người bán được duy trì. Tính cách trung thực của người Nhật đã bắt nguồn từ xa xưa. Từ thời xưa, những samurai đã tự mổ bụng mình để tránh rơi vào tay kẻ địch.
Ngoài ra, lòng tự tôn cũng không cho phép họ làm vậy. Hơn nữa luật pháp Nhật Bản cũng rất chặt chẽ và nghiêm minh.
Luật pháp Nhật bản có quy định, bất cứ ai nhặt được tiền đều phải đưa đến cảnh sát. Họ sẽ nhận được 5-20% số tiền nhặt được sau khi chủ nhân đến nhận. Nếu trong vòng 3 tháng không ai đến nhận, người nhặt được quyền sở hữu toàn bộ số tiền đó.
Cầu tiến
Đối với hầu hết người Nhật, môi trường làm việc khá khắc nghiệt, không được phép trò chuyện trong ca làm việc tại một hiệu sách. Họ được đào giáo dục và quen với cách làm việc chăm chỉ và nghiêm ngặt nhất một cách tự nhiên.
Điều này cũng liên quan đến việc các công ty tạo ra sự cạnh tranh cao giữa và giữa các nhân viên của họ, ví dụ như hầu hết các công ty ở Nhật Bản cũng kết thúc ngày làm việc của họ lúc 5h30 hoặc 6h chiều, tuy nhiên như một quy luật bất thành văn, không ai thực sự tan làm vào khoảng thời gian đó.
Hầu hết người lao động đều nhận thức được quy tắc ẩn này rằng bạn không nên là người đầu tiên rời đi, và điều này xuất phát từ việc muốn cho các nhà quản lý thấy rằng họ là người làm việc chăm chỉ nhất, năng động, tận tâm và đây là con đường duy nhất để thăng tiến / vị trí cao hơn.
Coi trọng học vấn
Nhật Bản là một đất nước khan hiếm tài nguyễn thiên nhiên và luôn phải đối đầu với những thảm hoạ như động đất, sóng thần, núi lửa. Chính vì việc họ luôn cho rằng chỉ có đào tạo thật tốt con người mời có thể làm cho đất nước của họ phát triển.
Giáo dục tính cách con người luôn phải đặt lên hàng đầu. Người Nhật luôn được dạy phải tôn trọng người khác, sống rộng lượng và biết cảm thông. Ở Nhật Bản rất ít khi xảy ra ăn cắp và bạo lực học đường.
Tại một hòn đảo ở Nhật Bản, có ngôi trường chỉ có một học sinh. Việc Shibuya Arata quyết định dành việc học ở đây đã tiếp thêm năng lượng sống cho những người dân trên đảo. Hòn đảo Tobishima vốn là một hòn đảo nổi tiếng ở Nhật Bản với tỷ lệ người già cực cao. Và khi học sinh này tốt nghiệp thì cũng là lúc ngôi trường này đóng cửa. Điều này cũng cho thấy người Nhật rất coi trọng học vấn.
Tập thể
Một đặc điểm tính cách trung của người Nhật rất dễ dàng nhận thấy đó chính là tính tập thể. Bạn sẽ rất ít khi thấy họ phản đối đám đông, hay một mình đưa ra ý kiến riêng. Người Nhật khi trong một tập thể luôn tìm cách giảm cái tôi của mình xuống để hoà nhập vào cộng đồng.
Điều này là do họ rất sợ mình khác biệt với những người khác, họ không muốn làm mất lòng người khác. Người Nhật không thích xảy ra xung đột và họ sẽ tránh điều này nhất có thể.
Dè chừng người nước ngoài
Người Nhật luôn có tâm lý dè chừng người nước ngoài. Họ thường im lặng và chờ đợi người kia. Nếu bạn hỏi chuyện trước thì người ta sẽ trả lời. Chính vì vật để nói chuyện với người Nhật thì khá dễ dàng nhưng mà để thân thiết với người Nhật thì không.
Nguyên tắc
Người Nhật được biết đến vì sự nguyên tắc của họ, nguyên tắc trong một số trường hợp là tốt. Tuy nhiên trong một số trường hợp lại không. Ví dụ như đây là chia sẻ của một bạn du học sinh tại Nhật khi đi khám bệnh.
Người Nhật làm gì cũng theo quy trình quy định. Dễ hiểu hơn là cái gì cũng như cách làm của các chú robot được lập trình sẵn. Cứng nhắc đến vô tâm đáng sợ ad ạ.
Ví dụ khi đau ốm hay gãy gập gì đấy. Lúc vào bệnh viện A, sau khi xem xét bệnh của bạn xong nó sẽ không điều trị luôn, mà sẽ tìm cho bạn một cái nơi B C X Y Z nào đấy, bảo là nơi chuyên môn về bệnh của bạn, sau đó sẽ viết cho bạn một cái giấy giới thiệu qua nơi đấy.Thoáng nghĩ thì nó sẽ rất tốt cho bạn (vì nó chuyên hơn mà), nhưng mà chưa chắc. Rồi bạn nghe lời người ta, muốn nằm viện luôn thì cũng không được. Hoặc là bạn về nhà bạn gọi cấp cứu kêu với tụi nó tao sắp chết có khi nó sẽ đến và hốt bạn vào viện, còn bằng không thì cứ phải chờ này nọ đúng quy trình :)). Quy trình gì gì thì mình chả hiểu, mình cũng chẳng muốn hiểu.Hay cái cách điều trị của nó cũng khá là rắc rối. Ví dụ bạn uống thuốc A nó gây tác dụng phụ B, thì nó sẽ lại cho bạn uống thuốc trị tác dụng phụ B, và nếu có C D G X Y thì cũng cứ tương tự như vậy hoài mãi. Bản thân mình bây giờ 1 ngày ước chừng 20-30 viên thuốc, trị những gì mình cũng không biết nổi. Hậu quả thì sao? Mình bị bệnh thận, ban đầu đi khám thận thôi, nhưng mà bây giờ chả hiểu làm sao cái chân mình cũng què luôn rồi.Lúc vào viện hỏi why?, và phương hướng điều trị, có thể mổ ở Nhật hay không? Thì câu trả lời là “ Mổ thì phải đặt lịch trước 8 tháng“ (wtf?). Nài nỉ hỏi bác sĩ thì câu trả lời là “Mổ hay không tao đéo biết, bảo hiểm có trả cho mày không tao cũng đéo biết, việc của tao là khám, và tao khám cho mày rồi”Tuyệt vọng chạy về hỏi trường tiếng mình đang học thì cay đắng hơn, “mày về cmn nước đi” :))Thế rồi cái chân muốn mổ cho lành lặn khó thế sao?
Ai chịu trách nhiệm cho mình đây?
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những nguyên tắc tốt như giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn trật tự, luôn lịch sự, luôn vui vẻ,…
Sau khi đọc xong bài này các bạn đã biết tính cách con người Nhật Bản như thế nào chưa? Hãy để lại comment nếu bạn có thắc mắc gì nhé. GoJapan sẽ giúp bạn giải đáp.