Moshi moshi là gì?
Moshi moshi là cụm từ thường dùng khi bắt điện thoại, tương tự với “A lô” trong tiếng Việt. Từ nguồn gốc của từ ta có thể suy ra hán tự của nó là 「申し申し」, tuy nhiên Moshi moshi thường sẽ được thể hiện bằng hiragana「もしもし」Moshi moshi bắt nguồn từ đâu?
Tại Nhật Bản, điện thoại lần đầu tiên được đi vào hoạt động là vào năm 1890. Vào thời gian đó, người ta sẽ nói 「おいおい」(oi oi): hey hoặc「こらこら」(kora kora): này này như một tín hiệu để bắt đầu nói chuyện và người ở đầu dây bên kia sẽ đáp lại bằng câu 「はい、ようござんす」(hai, yogozansu): vâng, tôi nghe đây. Lúc ấy, những người sở hữu điện thoại là người có địa vị xã hội cao như quan chức cấp cao hoặc doanh nhân. Vì vậy người ta cho rằng「おいおい」là một từ mang tính kiêu ngạo. Sau đó, từ khi có sự xuất hiện của nhân viên trực tổng đài với vai trò kết nối hai đầu dây với nhau người ta mới thay đổi cách bắt đầu một cuộc gọi. Nhân viên trực tổng đài sẽ đáp lại người gọi đến bằng「もしもし」(moshi moshi) với ý nghĩa là 「申し上げます」(moshiagemasu): tôi xin phép nói đây ạ. Bắt đầu từ đó, từ dùng để gọi điện thống nhất chuyển thành Moshi moshi như hiện tại.https://www.high-endrolex.com/7
Moshi moshi được dùng khi nào?
Như các bạn đã biết, người ta sẽ nói Moshi moshi khi nhận điện thoại như một cách nói xin chào. Tuy nhiên trên thực tế, nó còn được sử dụng trong những trường hợp sau đây:- Nếu bạn không nghe thấy người bên kia nói gì, bạn có thể sử dụng “moshi moshi” để xác nhận xem người đó có còn đang trong cuộc gọi không. Ví dụ, bạn có thể nói 「もしもし聞こえますか。」(Moshi moshi kikoemasuka?): “Xin chào, bạn có nghe thấy gì không?”
- Bạn cũng có thể dùng nó như một câu dùng để thu hút sự chú ý của ai đó. Nếu bạn muốn gọi ai đó ở phía xa, bạn có thể vẫy tay và nói, “Moshi moshi.”
- Ngoài ra, nếu bạn thấy ai đó bất tỉnh trên vỉa hè, bạn có thể chạm vào vai họ và nói「もしもし、大丈夫ですか。」(Moshi moshi, daijoubudesuka?): Xin chào, bạn có ổn không?
Tại sao phải nói “Moshi” những hai lần?
「もし」 trong 「もしもし」 là từ viết tắt của 「申します」và được lặp lại hai lần. Bạn có thấy thắc mắc tại sao người ta phải nói “Moshi” những hai lần không? Đằng sau điều này là một câu chuyện khá thú vị nhé. Lý do phải lặp lại như thế được cho là là để chứng minh rằng bạn không phải yêu quái hay ma quỷ đấy. Có truyền thuyết kể rằng tại thời kì xa xưa ở Nhật Bản, vào ban đêm yêu quái và ma quỷ sẽ ra ngoài và nói “moshi” để gọi con người. Chúng chỉ có thể cất tiếng gọi một lần song nếu bạn đáp lại, linh hồn bạn sẽ bị chúng chiếm đoạt. Chính vì lý do này những người làm việc trên núi đã thống nhất rằng khi gọi nhau nhất định không được nói một lần, từ đó thói quen nói hai lần “Moshi moshi” đã hình thành. Người ta cho rằng do ảnh hưởng của truyền thuyết trên, khi nói chuyện điện thoại chúng ta không biết người ở đầu dây bên kia là ai nên người đó sẽ nói “Moshi moshi” để chứng minh bản thân là con người chứ không phải yêu ma quỷ quái.Moshi moshi và văn hóa gọi điện trong doanh nghiệp
Moshi moshi được dùng rất thông dụng nhưng hãy chú ý chỉ nên dùng với gia đình, bạn bè thì hơn nhé. Vì nó được coi là khá thô lỗ nếu dùng với người trên và đặc biệt là trong các tình huống nói chuyện điện thoại trong doanh nghiệp, công việc đấy.Không dùng Moshi moshi khi nào?
- Không nói “Moshi moshi” khi thực hiện cuộc gọi
Như đã giải thích ở trên, 「もしもし」là từ viết tắt của「申します、申します」. Các từ viết tắt thường do giới trẻ sử dụng và được công nhận là từ ngữ của giới trẻ. Vậy nên “Moshi moshi” thường được dùng trong các tình huống sinh hoạt bình thường và mang ấn tượng hơi suồng sã. Đó là lý do dùng nó trong hoàn cảnh kinh doanh là NG. Trong doanh nghiệp ta thường phải gọi điện cho khách hàng và cấp trên, khi đó cần phải diễn đạt theo cách khác.
- Không nói “Moshi moshi” cả khi trả lời điện thoại
Nhớ này, khi nhận cuộc gọi trong bối cảnh kinh doanh, kể cả khi người bên kia nói “Moshi moshi” trước thì việc bạn nói “Moshi moshi: vẫn bị quy là vi phạm cách cư xử. Phải cẩn thận để không lỡ miệng nhé.
- Không nói “Moshi moshi?” khi không nghe rõ
Hiện nay khi muốn kêu, gọi ai đó, người Nhật nói 「ちょっと」(chotto) hoặc「あの」(ano), nhưng cho đến khoảng thời gian ngắn trước đây họ vẫn sử dụng “Moshi” hoặc “Moshi moshi”. Chúng ta thường có ấn tượng mạnh rằng nó được dùng khi nói chuyện điện thoại nhưng thực tế nó còn hay được dùng trong cuộc sống hằng ngày nữa đấy.
Tuy nhiên, dù có một khoảng im lặng dài hoặc bạn không thể nghe thấy người ở bên kia nói gì thì vẫn rất thô lỗ nếu bạn gọi “Moshi moshi” để xác nhận với đối phương trong cảnh kinh doanh. Ngay cả khi bạn không thể nghe thấy cũng đừng gọi họ liên tục kiểu như “Moshi moshi? Moshi moshiii!” thế này nhé.
Các cách diễn đạt lịch sự hơn
Vậy chúng ta nên diễn đạt thế nào cho đúng đây?- KHI THỰC HIỆN CUỘC GỌI
「お世話になっております」(Osewa ni natte orimasu): Cảm ơn ngài/quý công ty đã chiếu cố
「お忙しいところ失礼いたします」(Oisogashi tokoro shitsurei itashimasu): Xin lỗi vì làm phiền ngài trong lúc rộn
Lưu ý về “lời mào đầu” khi thực hiện cuộc gọi, sau đó, hãy lịch sự nêu tên bản thân và tên công ty, chẳng hạn như:「私、株式会社△△の○○です」: Tôi là ○○ của công ty △△ . Hoặc nếu không dùng những từ mào đầu như trên, bạn cũng có thể nói một lời chào đơn giản như:「おはようございます」(Ohayo gozaimasu): Chào buổi sáng
Thời gian gần đây, không chỉ doanh nghiệp mà các hộ gia đình cũng ngày càng sử dụng nhiều「○○です」: Tôi là ○○ thay cho “Moshi moshi”.- KHI TRẢ LỜI ĐIỆN THOẠI
「お電話ありがとうございます」(Odenwa arigato gozaimasu): Cảm ơn ngài đã gọi
「はい、○○でございます」(Hai, ○○ de gozaimasu): Vâng, tôi là ○○
Hoặc nói tên công ty và tên của bạn, chẳng hạn như:「はい、○○会社の○○でございます」: Vâng, tôi là ○○ của công ty △△
- KHI ĐƯỢC CHUYỂN GIAO CUỘC GỌI
「お電話代わりました」(Odenwa kawarimashita): Tôi đã nhận được chuyển máy
「大変お待たせいたしました」(Taihen Omatase itashimashita): Tôi xin lỗi vì đã để ngài chờ
Không sử dụng “Moshi moshi ” trong mọi trường hợp thuộc hoàn cảnh kinh doanh bạn nhé.- KHI KHÔNG NGHE THẤY
「恐れ入りますがお電話が遠いようです」(Osorei rimasu ga odenwa ga tooi youdesu): Xin lỗi nhưng hình như ngài để điện thoại hơi xa
「恐れ入りますが、もう一度お願いいたします」(Osore irimasu ga, mou ichido onegai shimasu): Thật ngại quá, ngài có thể lặp lại lần nữa không?
Trong trường hợp bạn không thể nghe thấy giọng nói của đối phương, tất nhiên nói “Moshi moshi” sẽ bị coi là thô lỗ và「すみません、声が聞こえないのですが」:Xin lỗi, tôi không nghe thấy ngài nói gì” cũng sẽ là NG vì nó mang đến sắc thái rằng bạn không nghe thấy là do lỗi của đối phương. Như trong ví dụ trên, hãy cố gắng truyền đạt ý nghĩa “Tôi không thể nghe thấy ngài nói vì điện thoại ở quá xa…” nhé.Cách sử dụng khác của Moshi moshi
Về cơ bản, “Moshi Moshi” được sử dụng lời mở đầu một cuộc gọi nhưng gần đây nó cũng được sử dụng trên Internet. “Moshi moshi” trong thuật ngữ trực tuyến biểu thị ý nghĩa “điện thoại di động” đấy. Ngoài ra, các trò chơi xã hội di động miễn phí có thể được gọi là 「もしもしゲーム」: Moshi moshi Games.GoJapan – Đường tới nước Nhật – Học Tiếng Nhật online – Tư vấn xuất khẩu lao động
Nếu bạn có hứng thú với tiếng Nhật GoJapan cung cấp khóa học thử N4 , N5 miễn phí dưới đây, nhấn vào để học thử nhé!