Học Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Thần Tốc P6 – Kanji

Xem nhanh

Cùng GoJapan tìm hiểu xem Kanji là gì và trong tiếng Nhật chữ kanji được dùng như thế nào? Các Bộ thủ Kanji trong bài học này nhé!

Học Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Thần Tốc P6 – Kanji

Đây là phần thứ 6 trong series “Học bảng chữ cái tiếng Nhật thần tốc” của GoJapan, xem lại bài viết Tổng quát về bảng chữ cái tiếng Nhật ở đây!

CHỮ KANJI LÀ GÌ?

Kanji hay còn gọi là Hán tự là các chữ Nhật có nguồn gốc từ tiếng Trung.

Ngày xưa khi Nhật Bản chưa có hệ thống chữ viết riêng, người Nhật có vay mượn chữ tượng hình trong tiếng Trung dựa vào đó đã phát triển hệ thống hán tự và tạo nên hệ thống chữ viết riêng cho mình.

Hán tự được du nhập vào Nhật ở thời Nhật Hoàng năm 630-894.

Chữ kanji được sử dụng nhiều trong các văn tự, sáng tác văn chương, lưu ký, các công việc hành chính và được coi là thứ chữ của tầng lớp quan lại, quý tộc tri thức…

Từ thế kỷ thứ 10 người Nhật sáng tạo ra chữ Kana bao gồm: chữ katakana có nét cứng cấu tạo bởi nét thẳng, cong gấp khúc được cải biên giản hóa từ các bộ thủ của hán tự và chữ hiragana cấu thành uốn lượn mượt mà hơn chưa katakana.

Đến thế kỷ 19, trong quá trình giao lưu với phương tây người Nhật đã cải biên các từ hán tự, sáng tạo thêm nhiều chữ kanji mới đơn giản và phổ nghĩa rõ hơn rất nhiều so với các hán tự cũ của Trung Quốc.

Điều thú vị là các sáng tạo chữ hán này lại được người Trung Quốc tiếp nhận và du nhập ngược lại và sử dụng cho đến ngày nay.

Theo thống kê có khoảng 70% các hán tự thường dụng của người Trung Quốc, Việt Nam, Nam Triều Tiên là do người Nhật Bản sáng tạo ra.

Theo: nghiencuuquocte.org

BẢNG CHỮ KANJI ĐẦY ĐỦ

Trong bảng chữ cái tiếng Nhật kanji cũng được coi là một phần của bảng chữ cái.

Kanji chiếm 60% trong các văn phạm, văn tự hay trong các tác phẩm văn học.

Được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày, để giảng dạy, đặt tên cho người, địa danh hay tên danh lam, tên công ty….

Hệ thống kanji hiện nay của người Nhật hiện được thống kê khoảng 5000 chữ hán tuy nhiên chỉ có khoảng 2136 chữ thường gặp, các chữ này được cấu thành bởi 214 bộ thủ.

Với khối lượng chữ khổng lồ cũng như sự kết hợp các từ với nhau để tạo ra các từ có ý nghĩa khác nhau.

Việc làm quen, học và nắm bắt có vẻ khó khăn nhiều với người mới học và cần phải dành nhiều thời gian để có thể đọc được các tác phẩm văn học cũng như văn phẩm của Nhật Bản.

Tuy nhiên để dễ hơn với người nước ngoài, người lần đầu tiên tiếp cận với tiếng Nhật.

Số lượng hán tự được phân cấp ra các cấp độ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp.

Nếu bạn chỉ cần giao tiếp chỉ cần học đến mức độ trung cấp là có thể sử dụng trong công việc cũng như sống ở Nhật Bản.

N5: 100 chữ kanji, 800 từ vựng và 60 cấu trúc ngữ pháp. Trình độ này là trình độ kanji cơ bản.

N4:  300 chữ Kanji và khoảng 1500 từ vựng.

N3:  650 chữ Kanji, từ vựng tiếng Nhật khoảng 3750 từ. Trình độ trung cấp

N2: Yêu cầu khoảng 1000 Kanji tuy nhiên bạn có thể học càng nhiều càng tốt với trình độ này. Bạn đọc được sách, tác phẩm văn học của Nhật Bản.

N1: 100 mẫu ngữ pháp nâng cao, 800 chữ Kanji và khoảng 10.000 từ vựng. Với trình độ này bạn gần như nghe nói đọc viết gần như một người Nhật Bản.

Để hiểu hơn về kanji cũng tìm hiểu các bộ thủ cấu thành nên kanji nhé!

214 BỘ THỦ KANJI THÔNG DỤNG

Bộ thủ Kanji là gì?

Bộ thủ được coi là một phần cơ bản của Kanji, giúp sắp xếp lại để cấu hình nên các Hán tự.

Hiện tại bộ thủ được sắp xếp thành 214 bộ, phần lớn trong số đó đều là chữ tượng hình và hầu như dùng làm bộ phận chỉ ý nghĩa trong các chữ.

Đa số Hán tự là chữ hình thanh, nên tinh thông bộ thủ kanji sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc của Kanji cũng như dễ nhớ ngữ nghĩa của nó.

214 bộ thủ Kanji thông dụng

Bộ 01 nét: 06 bộ

1. 一 Nhất: Một, thứ nhất,khởi đầu các số đo, thuộc về dương, bao quát hết thảy.

2.丨Cổn: Nét sổ, đường thẳng đứng trên thông xuống dưới.

3.丶Chủ: Nét chấm, một điểm.

4.丿Phiệt: Nét phảy, nét nghiêng từ phải qua trái, chỉ động tác.

5.乙 Ất: Can thứ hai trong mười can (Giáp, ất , bính, đinh…).

6.亅 Quyết: Nét sổ có móc, cái móc.

BỘ 02 NÉT: 23 bộ

7.二 Nhị: Số hai, số của đất, thuộc về âm.

8.亠 Đầu: Không có nghĩa, thường là phần trên của một số chữ khác.

9.人 Nhân: Người, có hai chân, là sinh vật đứng thẳng, còn có dạng nhân đứng 仁.

10.儿 Nhân (đi): Người, như hình người đang đi.

11.入 Nhập: Vào, tượng hình rễ cây đâm sâu vào đất.

12.八 Bát: Nguyên nghĩa là phân chia, còn có nghĩa là số tám.

13.冂 Quynh: Đất ở xa ngoài bờ cõi, như vòng tường bao quanh thành lũy.

14.冖 Mịch: Khăn chùm lên đồ vật, che đậy, kín không nhìn thấy rõ.

15.冫Băng: Nược đóng băng, nước đá.

16.几 Kỷ: Cái ghế, bảo thủ không biến đổi, ích kỷ.

17.凵 Khảm: Há miệng, vật để đựng đồ như máng chậu đấu…

18.刀 Đao: con dao hoặc hình thức khác 刂thường đứng bên phải các bộ khác.

19.力 Lực: Sức, như hình bàn tay đánh xuống.

20.勹 Bao: Bọc, gói, khom lưng ôm một vật.

21.匕 Tỷ (bỉ): Cái thìa.

22.匚 Phương: Đồ đựng, cái hộp, hình khoanh gỗ khoét ở giữa (nét ngang dưới).

23. 匸Hễ (hệ): Che đậy. (nét ngang trên phủ quá sang trái nét sổ vuông).

24.十 Thập: Số mười, đầy đủ,(Đông tây nam bắc trung cung đủ cả).

25.卜 Bốc: Bói, Giống như những vết nứt trên yếm rùa để xem hung cát…

26.卩 Tiết: Đốt tre, một chi tiết nhỏ trong một sự vật hoắc hiện tượng.

27.厂 Hán: Chỗ sườn núi có mái che người xưa chọn làm chỗ ở.

28.厶 Tư: Riêng tư.

29.又 Hựu: Cái tay bắt chéo, trở lại một lần nữa.

Bộ 03 nét: 31 bộ.

30.口 Khẩu: Miệng (hình cái miệng).

31.囗 Vi: Vây quanh (phạm vi, gianh giới bao quanh).

32.土 Đất: Gồm bộ nhị 二với bộ cổn丨 như hình cây mọc trên mặt đất.

33.士 Sĩ: Học trò, sĩ tử,những người nghiên cứu học vấn.

34.夊Truy (Trĩ): Theo sau mà đến kịp người đi trước.

35.夂 Tuy: Dáng đi chậm.

36.夕 Tịch: buổi tối (nửa chữ nguyệt- mặt trăng vừa mọc phần dưới chưa thấy rõ).

37.大 Đại: lớn. hình người dang rộng hai tay và chân.

38.女 Nữ: Con gái. Như người con gái chắp tay trước bụng thu gọn vạt áo.

39.子 Tử: Con. Hình đứa trẻ mới sinh ra cuốn tã lót không thấy chân.

40. 宀 Miên: Mái nhà.

41.寸 Thốn: Tấc, một phần mười của thước.

42.小 Tiểu: Nhỏ bé, ít (còn nguyên thì to chia ra thì nhỏ).

43.尢 Uông: Què Hình người đững có chân không thẳng, cách viết khác:兀.

44.尸 Thi: Thây người chết, Thi thể.

45.屮 Triệt: Cây cỏ mới mọc (mới đâm chồi có hai lá và rễ cây).

46.山 Sơn (san): Núi.

47.巛 Xuyên: Sông cách viết khác 川, dòng sông có nhiều nhánh chảy vào.

48.工 Công: Việc, người thợ ( hình dụng cụ đo góc vuông).

49.己 Kỷ: Can thứ sáu trong mười can.

50.巾 Cân: Khăn (hình cái khăn cột ở thắt lưng hai đầu buông xuống).

51.干 Can: Phạm đến.

52. 幺Yêu: Nhỏ (hình đứa bé mới sinh).

53.广 Nghiễm: Nhân chỗ sườn núi làm nhà( cái chấm ở trên là nóc nhà).

54.廴 Dẫn: Đi xa ( chữ 彳- xích là bước thêm nét dài để chỉ việc đi xa).

55.廾 Củng: Chấp hai tay cung kính ( cách viết hai chữ hựu又 gộp lại).

56.弋 Dực (dặc): Cái cọc, cột dây vào mũi tên mà bắn, cọc buộc súc vật.

57.弓 Cung: Cái cung để bắn tên.

58.彐 Kệ (kí): Đầu con heo,cách viết khác: 彑.

59.彡 Sam: Lông dài (đuôi sam).

60.彳Xích: Bước ngắn, bước chân trái.

List trọn bộ 2136 chữ kanji

Download 80 bộ thủ Kanji cơ bản nhất trong tiếng Nhật tại đây

Tham khảo chi tiết về Bộ thủ Kanji tiếng Nhật ở đây

Để dễ hơn và rút ngắn thời gian hơn, mời các bạn vào học thử miễn phí cùng GoJapan nhé!

CÁCH ĐỌC KANJI ONYOMI VÀ KUNYOMI

Có thể bạn đã biết: Kanji là từ tượng hình có thể dùng để viết 1 hay nhiều từ. 1 từ kanji có nhiều cách đọc.

Ngay cả khi đứng 1 mình ở mỗi vị trí nó sẽ có cách đọc riêng, khi ghép 2 hoặc 3 kanji thành 1 từ thì nó cũng biểu nghĩa và có cách đọc đặc trưng.

Để quyết định cách đọc của kanji phải dựa vào văn cảnh, dụng ý, hoàn cảnh sử dụng hay vị trí trong câu.

Trong bảng kanji có thể có những kanji có đến 10 cách đọc.

Với tiếng Nhật hiện đại, thông thường 1 từ có nghĩa sẽ được ghép từ 1 hoặc 2, 3 chữ kanji.

Sẽ có một số trường hợp sẽ được ghép bởi nhiều hơn 3 từ kanji.

Những văn tự cổ, sách, tác phẩm từ thời xa xưa còn lưu lại sẽ được viết hầu hết bởi kanji.

Đối với từng trường hợp của từ cụ thể ngoài những trường hợp được cho vào quy tắc còn có những trường hợp đặc biệt không quy tắc.

Chỉ có gặp và tiếp xúc qua và ghi nhớ những trường hợp đó thôi. Đặc biệt là những từ chỉ tên riêng, chỉ địa danh…

onyomi và kunyomi là gì?

Âm onyomi (Âm Độc, Âm Hán ngữ hay gọi là âm On): là âm đọc có phát âm gần giống nhất với tiếng Trung.

Âm này được biên thảo khi Hán tự bắt đầu được du nhập vay mượn từ Trung Quốc

Âm On được dùng để đọc những từ Hán – Nhật

Âm Kunyomi ( Huấn Độc, Hòa Ngữ hay gọi là âm Kun): Là âm thuần Nhật, được dùng để đọc các kanji sát nhất với các từ tiếng Nhật.

Các âm kun trong tiếng Nhật sẽ có những quy tắc nhất định.

Nếu biết mặt chữ và âm hán việt bạn có thể suy luận được 70% cách đọc kunyomi của các từ kanji.

Mỗi kanji có 1 hoặc nhiều cách đọc. Có khi cũng có kanji chỉ có onyomi mà không có kunyomi.

Cách đọc kết hợp onyomi và kunyomi:

Có nhiều từ ghép kanji sử dụng kết họp cách đọc của onyomi và kunyomi: đây là cũng là những trường hợp đặc biệt bạn chỉ có cách gặp và nhớ chúng để sử dụng.

VD: 市場 : しじょう: Thị trường.    Âm kun của 場: じょう

地場: じば: Địa phương.    Trường hợp này sử dụng âm On của 場: ば

kanji là gì

Khi học tiếng Nhật chúng ta cần học khoảng 2000 chữ Kanji, mỗi chữ lại có ý nghĩa khác nhau.

Học Kanji là điều bắt buộc nếu bạn lựa chọn học tiếng Nhật, đặc biệt là nếu bạn muốn sang Nhật để Du học hay Xuất khẩu lao động, bạn bắt buộc phải học Kanji.

Download miễn phí E-book PDF 2000 chữ Hán thường dùng ở đây

Để dễ hơn và rút ngắn thời gian hơn, mời các bạn vào học thử miễn phí cùng GoJapan nhé!

CÁCH VIẾT KANJI

Kanji không chỉ khó đọc mà còn khó viết, khó nhớ. Nắm được quy tắc viết Kanji sẽ giúp bạn ghi nhớ dễ dàng và viết đúng chuẩn, đẹp hơn.

1. Trên trước dưới sau

cach-viet-kanji

2. Trái trước phải sau

cach-viet-kanji

3. Ngang trước sổ sau 

cach-viet-kanji

4. Phẩy trước mác sau

6. Vào trước đóng sau

5. Vào trước đóng sau

cach-viet-kanji

6. Ngoài trước trong sau

cach-viet-kanji

7. Giữa trước hai bên sau

cach-viet-kanji

LỘ TRÌNH VÀ CÁCH HỌC CHỮ KANJI THEO CẤP ĐỘ

Làm chủ được kanji là bạn đã làm chủ được 60% tiếng Nhật rồi.

Tại Gojapan sẽ phân các cấp độ học theo năng lực của từng học viên.

Các bài giảng đơn giản dễ hiểu, áp dụng thực tiễn tối đa giúp nhớ lâu nhanh và sâu hơn không chỉ với kanji mà còn cả các phần khác của tiếng Nhật.

App GoJapan còn có phần luyện viết, hướng dẫn đầy đủ rõ ràng cách viết và thông tin chữ hán, cách đọc, cách dùng đầy đủ và tiện lợi nhất cho người học.

GoJapan xin đưa ra một số phương pháp học Kanji hiệu quả cho bạn đọc tham khảo:

1. Lựa chọn lộ trình học phù hợp:

2. Học Kanji theo bộ thủ. Nhớ kanji bằng cách nhớ cách ghép hoặc tuần tụ của các bộ thủ với nhau.

3. Ghi nhớ Kanji bằng cách viết ra giấy nhiều lần

4. Đọc và check lại xem mình đã thuộc chữ Kanji đó hay chưa?

5. Lặp lại kiểm tra lại những chữ Kanji chưa viết, chưa đọc được

6. Phân nhóm, tạo mối liên hệ, liên kết giữa các chữ Kanji

7. Dùng Flashcards

8. Học Kanji qua sách báo, tin tức

Tham khảo chi tiết về Bí kíp học Kanji hiệu quả ở đây

SÁCH HACK NÃO KANJI TRONG TIẾNG NHẬT PDF

Học Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Thần Tốc P6 – Kanji

Nếu muốn việc học Kanji bớt khô khan hơn, các bạn có thể tham khảo cách học và ghi nhớ nhanh Kanji qua câu chuyện siêu thú vị và những chữ giống nhau trong cuốn Hack não 2136 Kanji của nhà xuất bản Dân trí.

Cuốn sách này sẽ giúp các bạn ghi nhớ mặt chữ, cách nhớ, cách viết kanji một cách dễ dàng hơn, học từ vựng tiến bộ và góp phần tăng nhanh trình độ đọc hiểu do biết rõ ý nghĩa âm hán.

Cuốn sách này phù hợp với mọi đối tượng đang học tiếng Nhật, từ chưa biết về phương pháp học Kanji hiệu quả đến các bạn hay quên, nhầm lẫn các Kanji giống nhau hay đang luyện thi JLPT, hoặc gặp khó khăn với Kanji khi sinh sống ở Nhật đấy.

Download Sách hack não kanji trong tiếng nhật pdf ở đây

LUYỆN VIẾT CHỮ KANJI ĐẸP

Kanji được cấu thành từ các bộ thủ, các bộ thủ được cấu thành bởi các nét. Có thể coi 1 kanji được cấu thành từ nhiều nét.

Để viết kanji đẹp cần đảm bảo tỷ lệ giữa các nét, các nét uống cong, thon nhọn hay khoanh tròn ở đầu tạo nên nét đặc trưng riêng và cũng là điểm tuyệt vời viết Kanji

Việc luyện viết cần bỏ công sức luyện tập, đến thời điểm nào nhấn mạnh ngòi chút, điểm nào quết hờ nó là cả một quá trình rèn luyện, am hiểu và hòa mình vào kanji. Người ta gọi là chữ có “Hồn”.

214 BỘ THỦ CHỮ HÁN QUA THƠ

Nếu thấy bộ thủ chữ hán quá phức tạp và khó nhớ, các bạn có thể tham khảo cách nhớ 214 bộ thủ chữ hán qua thơ sau đây.

Học có vần điệu sẽ giúp chúng ta ghi nhớ được các chữ hán và ý nghĩa nhanh và thú vị hơn đó!

10 câu đầu gồm 32 bộ thủ hán tự

MỘC (木) – CÂY, THỦY (水) – NƯỚC, KIM (金) – VÀNG

HỎA (火) – LỬA, THỔ (土) – ĐẤT, NGUYỆT (月)- TRĂNG, NHẬT (日) – TRỜI

XUYÊN (川) – SÔNG, SƠN (山) – NÚI, PHỤ (阜) – ĐỒI

TỬ (子) – CON, PHỤ (父) – BỐ, NHÂN (人) – NGƯỜI, SỸ (士) – QUAN

MIÊN (宀) – MÁI NHÀ, HÁN (厂) – SƯỜN NON

NGHIỄM (广) – HIÊN, HỘ (戶) – CỬA, CỔNG – MÔN (門), LÝ (里) – LÀNG

CỐC (谷) – THUNG LŨNG, HUYỆT (穴) – CÁI HANG

TỊCH (夕) – KHUYA, THẦN (辰) – SỚM, DÊ – DƯƠNG (羊), HỔ(虍) – HÙM

NGÕA (瓦) – NGÓI ĐẤT, PHẪU (缶) – SÀNH NUNG

RUỘNG – ĐIỀN (田), THÔN – ẤP 邑, QUÈ – UÔNG (尢), LÃO (老) – GIÀ

Câu 11-20 gồm 31 bộ thủ hán tự

DẪN (廴) – ĐI GẦN, SƯỚC (辶) – ĐI XA

BAO (勹) – ÔM, TỶ (比) – SÁNH, CỦNG (廾) – LÀ CHẮP TAY

ĐIỂU (鳥) – CHIM, TRẢO (爪) – VUỐT, PHI (飛) – BAY

TÚC (足) – CHÂN, DIỆN (面|) – MẶT, THỦ (手) – TAY, HIỆT (頁) – ĐẦU

TIÊU (髟) LÀ TÓC, NHI (而) LÀ RÂU

NHA (牙) – NANH, KHUYỂN (犬) – CHÓ, NGƯU (牛)- TRÂU, GIÁC (角) – SỪNG

DỰC (弋) – CỌC TRÂU, KỶ (己) – DÂY THỪNG

QUA (瓜) – DƯA, CỬU (韭) – HẸ, MA (麻) – VỪNG, TRÚC (竹) – TRE

HÀNH (行) – ĐI, TẨU (走) – CHẠY, XA (車) – XE

MAO (毛) – LÔNG, NHỤC (肉) – THỊT, DA (皮) – BÌ, CỐT (骨) – XƯƠNG

Câu 21-30 gồm 31 bộ thủ hán tự

KHẨU (口) LÀ MIỆNG, XỈ (齒) LÀ RĂNG

NGỌT CAM (甘), MẶN LỖ (鹵), DÀI TRƯỜNG (長), KIÊU CAO (高)

CHÍ (至) LÀ ĐẾN, NHẬP (入) LÀ VÀO

BỈ (匕) MÔI, CỮU (臼) CỐI, ĐAO (刀) DAO, MÃNH (皿) BỒN

VIẾT (曰) RẰNG, LẬP (立) ĐỨNG, LỜI NGÔN (言)

LONG (龍) RỒNG, NGƯ (魚) CÁ, QUY (龜) CON RÙA

LỖI (耒) CÀY RUỘNG, TRỈ (黹) THÊU THÙA

HUYỀN (玄) ĐEN, YÊU (幺) NHỎ, MỊCH (糸) TƠ, HOÀNG (黃) VÀNG

CÂN (斤) RÌU, THẠCH (石) ĐÁ, THỐN (寸) GANG

NHỊ (二) HAI, BÁT (八) TÁM, PHƯƠNG (方) VUÔNG, THẬP (十) MƯỜI

Câu 31-40 gồm 24 bộ thủ hán tự

NỮ (女) CON GÁI, NHÂN (儿) CHÂN NGƯỜI

KIẾN (見) NHÌN, MỤC (目) MẮT, XÍCH (彳) DỜI CHÂN ĐI

TAY CẦM QUE GỌI LÀ CHI (支 )

DANG CHÂN LÀ BÁT (癶), CONG THÌ LÀ TƯ (厶)

TAY CẦM BÚA GỌI LÀ THÙ (殳)

KHÍ (气) KHÔNG, PHONG (風) GIÓ, VŨ (雨) MƯA, TỀ (齊) ĐỀU

LỘC (鹿) HƯƠU, MÃ (馬) NGỰA, THỈ (豕) HEO

SỐNG SINH (生), LỰC (力) KHOẺ, ĐÃI (隶) THEO BẮT VỀ

VÕNG (网) LÀ LƯỚI, CHÂU (舟) THUYỀN BÈ

HẮC (黑) ĐEN, BẠCH (白) TRẮNG, XÍCH (赤) THÌ ĐỎ AU

Câu 41-50 gồm 30 bộ thủ hán tự

THỰC (食) ĐỒ ĂN, ĐẤU (鬥) ĐÁNH NHAU

THỈ (矢) TÊN, CUNG (弓) NỎ, MÂU (矛) MÂU, QUA (戈) ĐÒNG

ĐÃI (歹) XƯƠNG, HUYẾT (血) MÁU, TÂM (心) LÒNG

THÂN (身) MÌNH, THI (尸) XÁC, ĐỈNH (鼎) CHUNG, CÁCH (鬲) NỒI

KHIẾM (欠) THIẾU THỐN, THẦN (臣) BẦY TÔI

VÔ (毋) ĐỪNG, PHI (非) CHỚ, MÃNH (黽) THỜI BA BA

NHỮU (禸) CHÂN, THIỆT (舌) LƯỠI, CÁCH (革) DA

MẠCH (麥) MỲ, HÒA (禾) LÚA, THỬ (黍) LÀ CÂY NGÔ

TIỂU (小) LÀ NHỎ, ĐẠI (大) LÀ TO

TƯỜNG (爿) GIƯỜNG, SUYỄN (舛) DẪM, PHIẾN (片) TỜ, VI (韋) VÂY

Câu 51-60 gồm 22 bộ thủ hán tự

TRỈ (夂) BÀN CHÂN, TUY (夊) RỄ CÂY

TỰ (自) TỪ, TỴ (鼻) MŨI, NHĨ (耳) TAI, THỦ (首) ĐẦU

THANH (青) XANH, THẢO (艹) CỎ, SẮC (色) MÀU

TRĨ (豸) LOÀI HỔ BÁO, KỆ (彑) ĐẦU CON HEO

THỬ (鼠) LÀ CHUỘT, RẤT SỢ MÈO

HƯƠNG (香) THƠM, MỄ (米) GẠO, TRIỆT (屮) RÊU, DỤNG (用) DÙNG

ĐẤU (斗) LÀ CÁI ĐẤU ĐỂ ĐONG

CHỮ CAN (干) LÁ CHẮN, CHỮ CÔNG (工) THỢ THUYỀN

THỊ (示) BÀN THỜ CÚNG TỔ TIÊN

NGỌC (玉) LÀ ĐÁ QUÝ, BỐI (貝) TIỀN NGÀY XƯA

Câu 61-70 gồm 19 bộ thủ hán tự

ĐẬU (豆) LÀ BÁT ĐỰNG ĐỒ THỜ

SƯỞNG (鬯) CHUNG RƯỢU NGHỆ, DẬU (酉) VÒ RƯỢU TĂM

Y (衣) LÀ ÁO, CÂN (巾) LÀ KHĂN

HỰU (又) BÀN TAY PHẢI, CHỈ (止) CHÂN TẠM DỪNG

ẤT (乙) CHIM ÉN, TRÙNG (虫) CÔN TRÙNG

CHUY(隹) CHIM ĐUÔI NGẮN, VŨ (羽) LÔNG CHIM TRỜI

QUYNH (冂) VÂY 3 PHÍA BÊN NGOÀI

VI (囗) VÂY BỐN PHÍA, KHẢM (凵) THỜI HỐ SÂU

PHỐC (攴) ĐÁNH NHẸ, THÁI (采) HÁI RAU

KỶ (几) BÀN, DUẬT (聿) BÚT, TÂN (辛) DAO HÀNH HÌNH

Câu 71-82 gồm 25 bộ thủ hán tự

VĂN (文) LÀ CHỮ VIẾT, VĂN MINH

CẤN (艮) LÀ QUẺ CẤN, GIỐNG HÌNH BÁT CƠM

MA LÀ QUỶ (鬼), TIẾNG LÀ ÂM (音)

CỔ (鼓) LÀ ĐÁNH TRỐNG, DƯỢC (龠) CẦM SÁO CHƠI

THỊ (氏) LÀ HỌ CỦA CON NGƯỜI

BỐC (卜) LÀ XEM BÓI, NẠCH (疒) THỜI ỐM ĐAU

BÓNG LÀ SAM (彡), VẠCH LÀ HÀO (爻)

Á (襾) CHE, MỊCH (冖) PHỦ, SƠ (疋) ĐẦU (亠) NGHĨA NAN

SỔ (丨) PHẾT (丿) MÓC (亅) CHỦ (丶) NÉT ĐƠN

HỄ (匸) PHƯƠNG (匚) BĂNG (冫) TIẾT (卩), THÌ DỒN NÉT ĐÔI

VÔ (无) LÀ KHÔNG, NHẤT (一) MỘ THÔI

DIỄN CA BỘ THỦ MUÔN ĐỜI KHÔNG QUÊN

—————-

 

DOWNLOAD TÀI LIỆU CHỮ KANJI TỔNG HỢP

100 chữ kanji n5 pdf

300 chữ kanji n4 pdf

650 chữ kanji N3 pdf

1000 chữ kanji N2 pdf

2136 chữ kanji thông dụng pdf

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã giả đáp được câu hỏi “Kanji là gì?” cũng như có những kiến thức hữu ích về Kanji tiếng Nhật và các bộ thủ Kanji. Nhớ theo dõi các bài viết tiếp theo trong series “Bảng chữ cái tiếng Nhật” của GoJapan nhé!

Học Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Thần Tốc P1 – Hiragana

Học Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Thần Tốc P2 – Katakana

Học Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Thần Tốc P3 – Biến âm

Học Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Thần Tốc P4 – Âm ghép và Âm ngắt

Học Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Thần Tốc P5 – Trường âm

Bài viết hữu ích:
4.7/5

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết mới

0976675792
Học thử miễn phí